Theo ông Bùi Thanh Liêm- Trưởng Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Chợ Lách (Bến Tre), năm nay toàn huyện Chợ Lách trồng khoảng 17 triệu sản phẩm hoa, kiểng các loại, giảm khoảng 3 triệu sản phẩm so với năm trước, chủ yếu là hoa chưng tết và tắc, còn lại mai và bông giấy vẫn ổn định.
Làng hoa, kiểng Cái Mơn đang vào vụ hoa, kiểng tết. |
Theo ông Bùi Thanh Liêm- Trưởng Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Chợ Lách (Bến Tre), năm nay toàn huyện Chợ Lách trồng khoảng 17 triệu sản phẩm hoa, kiểng các loại, giảm khoảng 3 triệu sản phẩm so với năm trước, chủ yếu là hoa chưng tết và tắc, còn lại mai và bông giấy vẫn ổn định.
Làng hoa Cái Mơn thuộc huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre), là nơi chuyên cung cấp hoa tết cho vùng ĐBSCL và khu vực miền Đông Nam Bộ. Một số xã có diện tích trồng hoa nhiều như: Vĩnh Thành, Long Thới, Phú Sơn…
Một phần diện tích trồng hoa của anh Trần Văn Phàm năm trước, năm nay chuyển sang trồng giống. |
Vườn cúc tiger của chị Hoa chuẩn bị trổ bông. |
Ở làng hoa này, có đến hàng ngàn hộ tham gia trồng các loại hoa truyền thống như: vạn thọ, hoa giấy, cúc tiger, cúc mâm xôi, thược dược, cẩm chướng… Một số nghệ nhân còn sử dụng cây tắc, cây xanh, uốn thành hình thú theo 12 con giáp, hay tứ linh rất độc đáo.
Ngay những ngày đầu tháng Chạp, Làng hoa kiểng Cái Mơn như một bức tranh mang màu sắc của hàng trăm loại hoa rực rỡ. Nhiều du khách từ mọi nơi về “thiên đường” hoa kiểng này để tham quan, mua hoa kiểng mang về để trang trí nhà cửa, tận hưởng không khí tươi vui, ngàn ngập màu sắc, đồng thời cũng muốn lưu lại những bức ảnh cùng hoa, kiểng tết.
Từ đầu tháng Chạp, du khách đã đến ngắm hoa. |
Chúng tôi có dịp trở lại làng hoa này nhằm muốn lưu lại hình ảnh sắc hoa xuân. Tuy nhiên, năm nay lượng hoa giảm hẳn. Những “sân hoa” rực rỡ rộng thoáng năm nào, nay chỉ còn một diện tích khiêm tốn. Men theo sông Hàm Luông đến xã Phú Sơn, cả vườn hoa trải dài những năm trước thì năm nay teo tóp, nhường lại cho khu ươm cây giống. Gặp anh Trần Văn Phàm- người thuê khu đất này trồng hoa tết hàng năm- cho biết, ảnh hưởng tình hình dịch bệnh, nhiều người lo ngại sức mua nên giảm diện tích trồng.
Các loại hoa treo trong nhà cũng có số lượng khiêm tốn hơn năm trước. |
“Năm trước tôi trồng hơn 6.000 chậu hoa cúc tiger và vạn thọ, đến giáp tết bán được 5.000 chậu, còn hơn 1.000 chậu ngậm ngùi nhổ bỏ, thất thu hơn 80 triệu đồng. Năm nay, dịch bệnh COVID-19 kéo dài, sợ sức mua giảm, nên tôi chỉ trồng 3.000 chậu cúc và vạn thọ, diện tích còn lại ươm cây giống”- anh Trần Văn Phàm cho biết.
Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Hoa (ấp Lân Tây, xã Phú Sơn) cho biết, năm trước trồng 3.000 chậu cúc tiger, một phần bán cho thương lái, còn lại gia đình tự đem ra chợ tết bán, nhưng bị dội chợ, phải đổ bỏ đến vài trăm chậu. Năm nay, do dịch COVID-19 kéo dài sợ sức mua giảm nên phải sản xuất hạn chế, chỉ trồng 1.500 chậu cúc, diện tích còn lại để dành cho cây giống.
Chăm sóc hoa chuẩn bị thị trường tết. |
Ông Bùi Thanh Liêm- Trưởng Phòng nông nghiệp- PTNT huyện Chợ lách- cho biết: Năm nay toàn huyện Chợ Lách sản xuất khoảng 17 triệu sản phẩm hoa, kiểng các loại. So với năm trước giảm khoảng 3 triệu sản phẩm, chủ yếu là hoa chưng tết và tắc, còn lại mai và bông giấy vẫn ổn định.
Anh Nguyễn Thanh Tuấn (xã Vĩnh Thành)- chuyên trồng mai chưng, mai kiểng và tắc kiểng, cho biết do vừa qua ảnh hưởng hạn mặn, năm nay tắc không đẹp bằng năm trước. |
Bài, ảnh: HÙNG HẬU
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin