Lập thành tích chào mừng Đại hội XIII của Đảng và kỷ niệm 61 năm Ngày Bến Tre Đồng Khởi (17/1/1960-17/1/2021), đồng thời tạo không gian vui chơi giải trí cho nhân dân và bảo tồn âm nhạc dân tộc, tỉnh Bến Tre vừa hoàn thành việc lắp đặt bộ đàn đá lớn nhất Việt Nam tại công viên Bến Tre.
Biểu diễn nghệ thuật đàn đá |
Lập thành tích chào mừng Đại hội XIII của Đảng và kỷ niệm 61 năm Ngày Bến Tre Đồng Khởi (17/1/1960-17/1/2021), đồng thời tạo không gian vui chơi giải trí cho nhân dân và bảo tồn âm nhạc dân tộc, tỉnh Bến Tre vừa hoàn thành việc lắp đặt bộ đàn đá lớn nhất Việt Nam tại công viên Bến Tre.
Từ khi được lắp đặt 13 bộ đàn đá, công viên Bến Tre (thành phố Bến Tre) rất vui nhộn. Dù ngày hay đêm đều có hàng chục người dân, thanh thiếu niên đến chơi, tập đánh đàn đá. 13 bộ đàn đá này được lắp đặt từ ngày 16-1,tại công viên Bến Tre. Đây là công trình văn hóa nghệ thuật chào mừng 61 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi (17/1/1960-17/1/2021) và chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần 13.
Các bộ đàn đá gồm nhiều thanh đá lắp đặt song song, có nhiều kích cỡ khác nhau, có chiều dài 3,2 mét, chất liệu đá núi lửa, chọn lọc từ tỉnh Đắk- Lắk, có trọng lượng 4 tấn. Để tạo ra bộ đàn đá các nghệ nhận phải chế tác các thanh đá, thẩm âm, biến vật “vô tri” thành vật “có hồn”, có thể phát ra các ra âm tiết rất độc đáo và chế tác giống biểu tượng chiếc thuyền chở dừa phù hợp với ngữ cảnh của xứ dừa Bến Tre.
Cô Nguyễn Thị Mộng Thu một giáo viên ở huyện Giồng Trôm sau khi tham quan 13 bộ đàn đá tại công viên Bến Tre chia sẻ: "Tôi thấy các bộ đàn đá này rất lạ, âm thanh rất trong trẻo, độc đáo, tôi rất thích. Theo tôi, đây là loại nhạc cụ hấp dẫn, cần được bảo tồn và phát huy, nhất là trong giới trẻ hiện nay. Mong rằng ở địa phương tôi có được bộ đàn đá như thế này để các em học sinh và mọi người đến vui chơi, thưởng ngoạn”.
Ông Trương Đình Chiếu, kỷ lục gia, nghệ nhân chế tác các bộ đàn đá ủng hộ tỉnh Bến Tre cho biết, để làm ra bộ đàn đá rất khó khăn nhất là phải chọn đúng đá hình thành trong quá trình hoạt động của núi lửa. Đàn đá rất độc đáo hơn các loại đàn khác, có tuổi thọ hàng đến trăm năm.
"Đối với 3 bộ đàn đá lắp đặt tại tỉnh Bến Tre lần này chất lượng âm thanh đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nó giống như đàn piano, nhưng khi biểu diễn tiếng nói hay hơn đàn piano nhiều, nó là tiếng đá rất vang, rất có hồn. Nó hơn hơn hẳn các loại đàn khác vì có thể biểu diễn một mình nó mà âm thanh vẫn đầy. Nhờ các âm nối với nhau nên âm thanh của đàn đá đầy hơn các loại đàn khác. Tôi mong rằng, nét văn hóa dân tộc Việt Nam này được bảo tồn và đưa ra không gian văn hóa cho bà con ở đây hưởng thụ, đồng thời là sân chơi vừa chơi vừa học cho học sinh của các trường học”, ông Trương Đình Chiếu nói.
Hiện nay, đàn đá đã có mặt ở nhiều địa phương, gần đây nhất là lắp đặt tại Sóc-Bom-Bo( tỉnh Bình Phước), nhưng bộ đàn đá ở tỉnh Bến Tre có quy mô lớn nhất, độc đáo nhất.
Ông Nguyễn Văn Bàn, Giám đốc Sở Văn hóa- Thể thao du lịch tỉnh Bến Tre cho biết, 13 bộ đàn đá lắp đặt tại công viên Bến Tre nhằm phục vụ thuận lợi cho mọi người dân và học sinh đến đây nghiên cứu, tập đánh đàn. Đây là công trình văn hóa - nghệ thuật rất độc đáo, phía tỉnh đang lập hồ sơ đề nghị thiết lập kỉ lục quốc gia.
Ông Nguyễn Văn Bàn bày tỏ: "Thầy Trương Đình Chiếu với tỉnh sẽ lắp đặt 60 bộ đàn đá, có hướng đặt tại các trường học, một số công viên theo hình thức xã hội hóa 100%; chủ yếu đưa vào dạy âm nhạc để bảo tồn. Hiện nay, UBND thành phố Bến Tre kết hợp với thầy Chiếu và Trung tâm Văn hóa tỉnh dạy cho 36 giáo viên môn âm nhạc, sau đó dạy cho học sinh môn đàn đá, tập dần dần cho quen”.
Bộ đàn đá là loại nhạc cụ là tài sản có giá trị văn hóa nghệ thuật rất quý, tỉnh Bến Tre có kế hoạch quản lý, bảo dưỡng, thường xuyên khai thác, sử dụng đàn đá trong các sinh hoạt định kỳ, nghiên cứu hòa âm phối khí, diễn tấu các làn điệu dân ca Bến Tre bằng đàn đá để âm thanh của sông nước xứ dừa được hòa quyện với anh thanh đá rắn rỏi của vùng Tây Nguyên.
Theo nguyện vọng của lãnh đạo tỉnh Bến Tre và sự ủng hộ của các doanh nghiệp, tới đây nghệ nhân Trương Đình Chiếu và các cộng sự sẽ tiếp tục chế tác và lắp đặt tất cả 60 bộ đàn đá tại các công viên của các cơ quan, trường học, nhà bảo tàng, Khu tưởng niệm nữ tướng Nguyễn Thị Định.. Trị giá mỗi bộ đàn đá khoảng 200 triệu đồng, do nghệ nhân Trương Đình Chiếu vận động các doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh tài trợ.
Bến Tre là quê hương Đồng khởi, chiếc nôi của các phong trào cách mạng mạng, có bề dày về truyền thống văn hóa, lịch sử. Việc lắp đặt bộ đàn đá lớn nhất Việt Nam càng tô đậm thêm nét độc đáo của quê hương xứ dừa. Bến Tre không chỉ chú trọng phát triển kinh tế mà còn chăm lo củng cố, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cho thế hệ hôm nay và cả mai sau./.
Theo Nhật Trường/VOV
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin