Giá mía thấp, người trồng thua lỗ, nhiều nhà máy đường trong khu vực đóng cửa khiến cho nông dân tỉnh Hậu Giang không còn gắn bó với cây trồng này.
Giá mía thấp, người trồng thua lỗ, nhiều nhà máy đường trong khu vực đóng cửa khiến cho nông dân tỉnh Hậu Giang không còn gắn bó với cây trồng này.
Từ hơn 15.000 ha đến thời điểm này Hậu Giang chỉ còn chưa đến 6.000 ha mía. |
Năm nay, diện tích mía ở Hậu Giang lại tiếp tục giảm hàng ngàn ha. Theo ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, ở niên vụ mía 2019-2020 này, nông dân trên địa bàn tỉnh chỉ xuống giống được hơn 5.900 ha mía, giảm hơn 2.400 ha so với vụ mía trước. Các rẫy mía chủ yếu đang trong giai đoạn từ 7-8 tháng tuổi.
Nhiều nông dân trồng và cung cấp nguồn mía nguyên liệu cho nhà máy đường trên địa bàn tỉnh tỏ ra lo lắng sau khi nhà máy đường duy nhất có khả năng thu mua mía cho nông dân Hậu Giang trong đợt thu hoạch sắp tới là Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) công bố mức giá bao tiêu mía theo hướng không mấy có lợi cho nông dân.
Cụ thể, đối với những hộ trồng mía đã nhận tiền hỗ trợ không hoàn vốn của Công ty là 2,5 triệu đồng/ha khi ký kết hợp đồng bao tiêu với đơn vị thì mức giá sàn bảo hiểm là 770 đồng/kg đối với mía cân tại ruộng; riêng những hộ không nhận số tiền hỗ trợ ban đầu như trên thì mức giá bao tiêu là 800 đồng/kg, đối với mía cân tại ruộng. Với mức giá như thế này, người trồng mía cho biết sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn trong sản xuất.
Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết: “Có thời điểm tổng diện tích mía trong tỉnh mía cân tại ruộng mía cân tại ruộng phát triển lên đến hơn 15.000 ha. Tuy nhiên, những vụ mía thua lỗ liên tiếp đã khiến người dân nơi đây không còn mặn mà với cây trồng này nên đã chuyển sang trồng loại cây khác hoặc nuôi thủy sản cho thu nhập khá cao, chính vì vậy diện tích mía đã sụt giảm đáng kể. Nếu giá mía vẫn giảm, nhiều nông dân quay lưng với loại cây này, và có thể cây mía sẽ không còn là cây chủ lực của tỉnh”./.
Theo Tấn Phong/VOV
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin