Nông dân ĐBSCL nhanh chóng thu hoạch lúa chạy lũ

07:09, 24/09/2018

Trước tình hình nước lũ lên và diễn biến phức tạp, nhiều nông dân ở ĐBSCL nhanh chóng thu hoạch những diện tích lúa thu đông vừa chín nhằm tránh bị nước lũ gây hại.

 Nông dân vùng đầu nguồn An Phú (tỉnh An Giang) thu hoạch lúa chạy lũ
Nông dân vùng đầu nguồn An Phú (tỉnh An Giang) thu hoạch lúa chạy lũ

Trước tình hình nước lũ lên và diễn biến phức tạp, nhiều nông dân ở ĐBSCL nhanh chóng thu hoạch những diện tích lúa thu đông vừa chín nhằm tránh bị nước lũ gây hại.

Chiều 23/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hiện nay mực nước trên sông Cửu Long tiếp tục lên theo kỳ triều cường.

Dự báo mực nước cao nhất đến ngày 26/9, trên sông Tiền tại Tân Châu lên mức 4,1m (trên BĐ2 là 0,1m); trên sông Hậu tại Châu Đốc lên mức 3,7m (trên BĐ2 là 0,2m)… tại các trạm hạ lưu sông Cửu Long lên mức từ báo động 2 tới báo động 3.

Do nước lũ lên cao nên nguy cơ xảy ra ngập lụt ở các vùng trũng thấp và mất an toàn đê bao tại các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An…

Nước lũ cũng đang chảy mạnh vào khu vực nội đồng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên.

Đến ngày 30/9, mực nước cao nhất ngày trên kênh Hồng Ngự tại Tân Hưng (Long An) có khả năng lên mức 3,20 m (cao hơn cùng kỳ 2017 là 1,05 m); trên kênh 28 tại Vĩnh Hưng (Long An) lên mức 3,10 m (cao hơn cùng kỳ 2017 là 0,99 m); trên sông Vàm Cỏ Tây tại Mộc Hóa là 1,90m (cao hơn cùng kỳ 2017 là  0,64m), gây ngập những vùng trũng thấp tại các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, một phần các huyện Tân Thạnh, Mộc Hóa, thị xã Kiến Tường.

Trước tình hình nước lũ lên và diễn biến phức tạp, nhiều nông dân ở ĐBSCL nhanh chóng thu hoạch những diện tích lúa thu đông vừa chín nhằm tránh bị nước lũ gây hại.

Theo Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Long An, đến nay tổng diện tích gieo sạ lúa thu đông của tỉnh khoảng 22.576 ha. Trong đó, có khoảng 17.476 ha lúa nằm trong đê bao bảo vệ; số diện tích còn lại có khả năng bị ảnh hưởng lũ khoảng 5.100 ha.

Những ngày qua nông dân các huyện Tân Hưng, Tân Thạnh và thị xã Kiến Tường đã thu hoạch được 5.740 ha; dự kiến đến cuối tháng 9 sẽ thu hoạch rộ và sẽ dứt điểm vào giữa tháng 10/2018.

Tuy nhiên, do nước lũ đang lên nhanh nên ngành chức năng phối hợp cùng các địa phương tích cực gia cố đê bao chống lũ bảo vệ lúa, đồng thời khuyến cáo nông dân thu hoạch nhanh những diện tích lúa vừa chín nhằm hạn chế nguy cơ bị ngập lũ.

Tại Đồng Tháp, ông Võ Văn Dũng, Phó Phòng NN-PTNT huyện Tháp Mười cho biết: “Vụ lúa thu đông 2018 này nông dân trong huyện xuống giống hơn 36.000 ha; những ngày qua đã có khoảng 3.000 ha được thu hoạch với năng suất bình quân 5,2 tấn/ha, giá bán từ 5.000- 5.600 đồng/kg. Đáng lo nhất lúc này là nước lũ tiếp tục lên và toàn huyện có hơn 8.000 ha lúa ở các xã Trường Xuân, Hưng Thạnh, Thạnh Lợi, Thanh Mỹ… bị lũ uy hiếp. Huyện đang theo dõi sát diễn biến lũ, một mặt gia cố đê bao bảo vệ, bơm rút nước liên tục; ngoài ra, thu hoạch sớm đối với lúa đã chín, lúa nằm trong vùng nguy hiểm… nhằm tránh bị thiệt hại”.

Ở An Giang, trong khoảng 111.000 ha lúa thu đông được gieo sạ, thì huyện Tri Tôn là nguy hiểm nhất bởi có tới 8.000 ha lúa nằm ngoài đê bao ăn chắc, phần lớn diện tích này do người dân tự ý sản xuất bởi chủ quan vì mấy năm qua lũ nhỏ.

Những ngày qua, UBND huyện Tri Tôn tập trung nhiều phương tiện cơ giới, nhân công… gia cố bờ bao cố gắng bảo vệ lúa; huy động lực lượng hỗ trợ nông dân thu hoạch lúa càng sớm càng tốt nhằm giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra…

Theo SGGPO

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh