Theo Sở Công thương Vĩnh Long, những tháng đầu năm 2014, các doanh nghiệp đã tích cực chủ động sản xuất kinh doanh, duy trì tăng trưởng.
Ngành gạch gốm còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần được hỗ trợ tháo gỡ.
Theo Sở Công thương Vĩnh Long, những tháng đầu năm 2014, các doanh nghiệp đã tích cực chủ động sản xuất kinh doanh, duy trì tăng trưởng.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn khiến tăng trưởng của ngành thấp hơn mục tiêu đề ra. Các tháng cuối năm, ngành công thương sẽ tăng cường các giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh.
Tăng trưởng thấp
Theo Sở Công thương Vĩnh Long, các tháng đầu năm, tình hình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trên địa bàn duy trì được mức tăng trưởng cao so với cả nước.
Nhiều doanh nghiệp đã tích cực chủ động sản xuất kinh doanh, nắm bắt chính sách hỗ trợ của Nhà nước, vượt qua khó khăn, đẩy mạnh tốc độ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Theo đó, giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng ước đạt 15.600 tỷ đồng, bằng 71,5% kế hoạch năm. Tính đến tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10,34% so cùng kỳ năm 2013. Một số ngành công nghiệp có mức sản xuất tăng cao so cùng kỳ là: sản xuất dược phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, xi măng, phân bón, may trang phục, giày dép…
Tuy nhiên, tình trạng thiếu vốn, thiếu lao động, giá cả đầu vào tăng cao… vẫn gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Mặt khác, việc mời gọi đầu tư thu hút dự án vào khu công nghiệp còn chậm, chưa tạo thêm nhiều năng lực sản xuất mới.
Theo đó, vẫn còn một số ngành hàng công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong ngành suy giảm so cùng kỳ như: sản xuất thuốc lá, chế biến- bảo quản thủy sản, sản phẩm gốm sứ khác, mì ống, mì sợi… Riêng sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế không còn do Công ty CP Hóa dầu
Chính vì vậy, theo đánh giá của Sở Công thương, tiến độ thực hiện các chỉ tiêu tăng trưởng thấp hơn mục tiêu đề ra, chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh so cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng ước đạt 236,77 triệu USD, hơn 62% kế hoạch năm, giảm 18,4% so cùng kỳ năm 2013.
Bên cạnh các mặt hàng tăng đáng kể như: giày các loại, hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ, hột vịt muối, nông sản chế biến khác thì với 3/8 mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn giảm là: gạo (giảm 58,51%), thủy sản đông lạnh (giảm 73,11%) và hàng khác (giảm 37,24%) đã làm sụt giảm tổng kim ngạch xuất khẩu so cùng kỳ.
Mặt hàng gạo chịu sự cạnh tranh gay gắt về phẩm cấp và giá xuất, nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường truyền thống như
Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp
Theo Ban Quản lý Các khu công nghiệp Vĩnh Long, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu- tuyến công nghiệp ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp 10 tháng năm 2014 gần 7.185,6 tỷ đồng, đạt hơn 81% kế hoạch năm; doanh thu gần 8.928 tỷ đồng, tăng 22,5% so cùng kỳ năm 2013; xuất khẩu là hơn 167 triệu USD, đạt 83,6% kế hoạch năm.
Dự báo đến cuối năm, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh ước đạt 21.500 tỷ đồng, đạt 99% kế hoạch năm. Trường hợp có những tác động giúp các ngành thuốc lá, chế biến thủy sản, gốm mỹ nghệ vượt qua khó khăn thì sản xuất công nghiệp cả năm sẽ đạt mục tiêu đề ra là 13,5%.
Bên cạnh, quý IV có chuyển biến tích cực về thị trường và nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, chế biến thủy sản. Dệt may và giày da có bước đột phá thì kim ngạch xuất khẩu cả năm có thể đạt 330 triệu USD, bằng 87% kế hoạch năm.
Tăng cường các giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh.
Vì vậy, ngành công thương đề ra các giải pháp thực hiện đến cuối năm là tiếp tục nắm bắt tình hình các doanh nghiệp, chủ động tham mưu các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh, tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả đề án tổ chức lại sản xuất ngành gạch gốm; nâng cao vai trò của Hiệp hội Gạch- Gốm mỹ nghệ Vĩnh Long.
Mặt khác, phối hợp Ban Quản lý Các khu công nghiệp kiểm tra đôn đốc các doanh nghiệp, các nhà đầu tư xây dựng theo tiến độ để đưa vào sản xuất kinh doanh, tạo năng lực mới góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp trong thời gian tới.
Đồng thời, tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực công thương, thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính; thực hiện có hiệu quả chương trình liên kết hợp tác với TP Hồ Chí Minh, TP Cần Thơ trong phát triển thương mại.
Theo bà Hồ Thị Thắm- Phó Chủ tịch Hiệp hội Gạch- Gốm mỹ nghệ Vĩnh Long, lò nung liên hoàn Vĩnh Long nung được gạch và gốm giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiên liệu, giảm giá thành, đảm bảo vấn đề môi trường.
Nhằm nắm tình hình chuyển giao, tiến độ xây dựng, hoạt động của các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất gạch chuyển đổi công nghệ lò nung liên hoàn Vĩnh Long để có hướng hỗ trợ, Sở Công thương Vĩnh Long có kế hoạch khảo sát các doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ ngay trong tháng 11/2014.
|
Bài, ảnh:
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin