Đã vơi dần những hình ảnh chợ nhếch nhác, cũ kỹ ở nhiều vùng nông thôn, thay vào đó là những ngôi chợ khang trang. Phát triển mạng lưới chợ nông thôn không chỉ tạo thuận lợi cho người dân buôn bán mà còn mở ra cơ hội cho doanh nghiệp (DN) Việt Nam chiếm lĩnh thị trường chợ truyền thống.
Đã vơi dần những hình ảnh chợ nhếch nhác, cũ kỹ ở nhiều vùng nông thôn, thay vào đó là những ngôi chợ khang trang. Phát triển mạng lưới chợ nông thôn không chỉ tạo thuận lợi cho người dân buôn bán mà còn mở ra cơ hội cho doanh nghiệp (DN) Việt
Chợ được đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho người dân buôn bán.
Hàng Việt
Thời gian gần đây, sự phát triển đa dạng cả về quy mô và hình thức của hệ thống chợ nông thôn đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy thương mại nội địa phát triển. Nhờ đó mà DN Việt Nam ngày càng mở rộng được thị phần của mình, dễ dàng len lỏi đến từng ngóc ngách, giúp cho việc kinh doanh phân phối hàng Việt Nam tại chợ truyền thống suôn sẻ hơn.
Các chợ ở vùng sâu, vùng xa, ngày càng tiếp nhận được hàng hóa chất lượng, hàng trong nước sản xuất. Thêm vào đó, các hội chợ hàng Việt
Nếu như thời gian trước đây, nơi thừa, nơi thiếu chợ; ô nhiễm vì rác thải; chất lượng hàng hóa chưa được chú ý thì hiện nay đã được cải thiện đáng kể. Hàng hóa trao đổi tại chợ không chỉ các mặt hàng nông sản, thực phẩm mà hàng chất lượng cao cũng góp mặt càng nhiều.
Vệ sinh môi trường cũng được quan tâm bởi đây không chỉ là nơi mua bán hàng hóa mà còn là nơi giao lưu, gặp gỡ, trao đổi của người dân.
Thêm vào đó, người tiêu dùng đã từng bước thay đổi nhận thức, có thái độ ưu ái, mở lòng với hàng Việt
Trước đây, người tiêu dùng chưa quan tâm đến chất lượng hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, chỉ chọn hàng giá rẻ, thì hiện nay người tiêu dùng đã biết chọn sản phẩm Việt Nam như: nước mắm Hồng Hương, kẹo Sơn Hải, nước màu dừa Cô Vân, đồ nhựa Đại Đồng Tiến,…
Bên cạnh đó, tỉnh còn chú trọng đầu tư quy hoạch các điểm siêu thị nhỏ tại các địa phương nhằm tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để người dân, đặc biệt là người dân nông thôn tiếp cận được những hàng hóa có chất lượng, giá cả hợp lý.
Ông Đoàn Vĩnh Hưng- Phó Phòng Quản lý thương mại (Sở Công thương tỉnh) cho biết: Việc đầu tư nâng cấp chợ không chỉ góp phần tạo thuận lợi cho người dân buôn bán, sinh hoạt, góp phần xây dựng chợ theo tiêu chí chợ nông thôn mới mà còn đẩy mạnh hệ thống phân phối, tiêu thụ hàng hóa về nông thôn.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 112 chợ, gồm 1 chợ hạng 1, 17 chợ hạng 2, 88 chợ hạng 3 và 5 chợ tạm. So năm 2013, tăng thêm 2 chợ là chợ Long Phước (Long Hồ), chợ Đường Cày (xã Tân Hòa- TP Vĩnh Long). |
Những năm gần đây, tỉnh đã quy hoạch, chú trọng đầu tư cho việc xây dựng chợ, mở rộng hệ thống thương mại đến với các xã vùng nông thôn bởi chợ là kênh lưu thông hàng hóa chủ yếu. Nhiều nhà lồng chợ mới sạch đẹp thay cho những mái che xụp xệ, cũ kỹ, mất mỹ quan.
Người dân nông thôn phấn khởi hơn “bởi không chỉ tiểu thương có chỗ ngồi tươm tất, sạch sẽ mà cũng không còn cảnh người mua xăn quần đi chợ vào mùa mưa. Hàng hóa nhiều hơn, chất lượng hơn”- chị Nguyễn Thị Liễu- tiểu thương chợ thị trấn Cái Nhum (Mang Thít) vui vẻ nói.
Được buôn bán trong những nhà lồng mới, nhiều tiểu thương vui mừng, bởi “không còn phải vừa bán vừa lo chạy mỗi khi mùa mưa tới”.
Cô Nguyễn Ngọc Hương- chợ An Phước (Mang Thít) chia sẻ: “Lúc trước, chợ này chỉ nhóm, bán ở ven đường, nguy hiểm lại không được vệ sinh vì xe qua lại nhiều. Giờ vô nhà lồng, buôn bán dễ dàng, sạch sẽ hơn nhiều, lại không sợ mưa nắng”.
Tương tự, cô Lê Thị Mai- bán rau củ chợ ấp Tân Bình (xã Tân Hội- TP Vĩnh Long) cho biết: “Tôi bán rau gần cả chục năm rồi, lúc trước cùng mấy chị bạn tiểu thương bán ở bên lề đường, mùa mưa cực lắm. Giờ có chỗ bán ổn định như vầy, mừng lắm”.
Phát triển hạ tầng thương mại ngày càng được quan tâm.
Không chỉ vậy, thời gian qua, công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ từ ban quản lý sang DN hoặc hợp tác xã khai thác quản lý chợ có nhiều chuyển biến tích cực.
Hiện đã có 9 DN và 5 hợp tác xã tham gia đầu tư xây dựng kinh doanh, khai thác quản lý 17 chợ, có 6/8 huyện- thị đã có mô hình chuyển đổi sang DN hoặc hợp tác xã khai thác quản lý chợ.
Hoạt động từ tháng 7/2009 đến nay, HTX Thương mại- Dịch vụ Hoàn Thiện đang đầu tư, khai thác, quản lý 3 chợ trên địa bàn huyện Tam Bình gồm: chợ thị trấn Tam Bình, chợ xã Mỹ Thạnh Trung và chợ Cái Ngang (xã Mỹ Lộc).
Ông Trương Minh Hoàng- Chủ nhiệm HTX Thương mại- Dịch vụ Hoàn Thiện cho biết: Đến nay, HTX cũng đã khai thác quản lý có hiệu quả. Doanh thu hàng năm đều tăng. Thu nhập lao động bình quân 3 triệu đồng/người/tháng.
Việc mở rộng mạng lưới chợ nông thôn đã đem lại nhiều lợi ích cho người dân. Chợ khang trang không chỉ đáp ứng nhu cầu mua bán của người dân, tạo thuận lợi trong giao thương mà còn giúp DN Việt Nam mở rộng liên kết với các điểm phân phối, điểm bán lẻ nông thôn, dễ tiếp cận sâu hơn với người tiêu dùng. Từ đó, người tiêu dùng dần ưu ái hàng Việt
Theo BCĐ Phát triển và Quản lý chợ tỉnh, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa 6 chợ, nghiệm thu đưa vào hoạt động 3 chợ. Cụ thể, xây dựng nhà lồng chợ An Phước (Mang Thít), xây dựng nhà lồng chợ Long Phước (Long Hồ); xây dựng nhà lồng phát triển mới chợ Đường Cày (Tân Hòa- TP Vĩnh Long); siêu thị mini tại thị trấn Cái Nhum (Mang Thít); khởi công xây dựng chợ Cam Tam Bình (Tường Lộc- Tam Bình); đang xây dựng chợ Long Phú (Tam Bình) giai đoạn 2; tiến hành nâng cấp sửa chữa chợ Tích Thiện. |
Bài, ảnh: THẢO LY
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin