Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh Vĩnh Long, giai đoạn 2010- 2013, trong điều kiện chính sách tiền tệ tín dụng còn thắt chặt, tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2010- 2013 là 4,4%/năm, trong 6 tháng năm 2014 tăng 2,3% so với đầu năm.
Nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp đã góp phần giảm tổn thất sau thu hoạch. Ảnh: TRẦN PHƯỚC
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh Vĩnh Long, giai đoạn 2010- 2013, trong điều kiện chính sách tiền tệ tín dụng còn thắt chặt, tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2010- 2013 là 4,4%/năm, trong 6 tháng năm 2014 tăng 2,3% so với đầu năm.
Điểm sáng đáng chú ý là dư nợ cho vay nông nghiệp, phát triển nông thôn luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung, cụ thể giai đoạn 2010- 2013 tăng bình quân 11,6%/năm, 6 tháng 2014 tăng 5,2%. Đầu tư tín dụng đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế chung.
Ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn
Theo NHNN chi nhánh Vĩnh Long, thực hiện hàng loạt các nghị quyết của Chính phủ từ năm 2011 và chỉ đạo của NHNN, UBND tỉnh, đến nay, các cơ chế, chính sách tín dụng ưu đãi đã được triển khai thực hiện khá đồng bộ, hỗ trợ giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh.
Từ tháng 5/2012, đến tháng 6/2014, các NH trên địa bàn tỉnh đã cho 160.572 lượt khách hàng vay với 29.617 tỷ đồng. Chẳng hạn, cho vay hỗ trợ chăn nuôi, chế biến thịt heo, gia cầm, cá tra và tôm 1.781 tỷ đồng, với gần 4.400 lượt khách hàng tiếp cận nguồn vốn này.
Gần đây, thực hiện chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm, cá tra theo Quyết định 540 của Chính phủ, các NH đã tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và tiến hành khoanh nợ cho 6 khách hàng với gần 20 tỷ đồng.
Cho vay hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, NH Nông nghiệp và PTNT cho 69 khách hàng vay, với 20 tỷ đồng, hiện còn 65 khách hàng còn dư nợ 14 tỷ đồng. Theo NHNN chi nhánh Vĩnh Long, dư nợ cho vay nông nghiệp, PTNT tăng luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung, giai đoạn 2010-2013 tăng bình quân 11,6%/năm, 6 tháng 2014 tăng 5,2%.
Trong khi đó, chính sách tiền tệ triển khai trong thời gian qua có nhiều thay đổi cho phù hợp. Nếu giai đoạn 2008- 2010, chính sách tiền tệ còn nhiều bị động do tác động bởi diễn biến lạm phát và tình hình kinh tế vĩ mô thì từ năm 2011 đến nay, hoạt động điều hành chính sách tiền tệ đã có những bước chuyển căn bản từ bị động sang chủ động, dẫn dắt thị trường, đồng thời linh hoạt bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đạt được những kết quả tích cực.
Giai đoạn 2010- 2013, dư nợ cho vay trên địa bàn tăng trưởng bình quân 4,4%/năm, 6 tháng năm 2014, tín dụng tăng 2,3% so với đầu năm.
Tăng trưởng tín dụng phù hợp
Trước tình hình lãi suất huy động giảm nhưng huy động vốn vẫn tăng trưởng (từ 2010 đến tháng 6/2014 tăng bình quân 17,1%/năm).
Đây là kết quả của việc điều hành chính sách lãi suất huy động hợp lý của NHNN, vừa đảm bảo giảm lãi suất hỗ trợ cho việc giảm lãi suất cho vay, vừa đảm bảo được huy động vốn tạo nguồn chủ động cho vay trên địa bàn. Bởi đây là nguồn vốn ổn định, chi phí rẻ hơn các nguồn khác.
Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các phương án, sản xuất kinh doanh khả thi thuộc lĩnh vực ưu tiên với lãi suất ưu đãi như xuất khẩu, nhất là nông nghiệp, nông thôn.
Tuy nhiên, theo NHNN chi nhánh Vĩnh Long, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt trong thời gian qua nên tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân giai đoạn 2010- 2013 chỉ đạt 4,4%/năm, thấp hơn nhiều so với giai đoạn 2005- 2009, bình quân tăng 27%/năm.
Trong khi xu hướng lãi suất cho vay giảm khá nhanh trong thời gian qua nhưng tín dụng tăng chậm, cho thấy sự hấp thụ vốn của nền kinh tế không cao, còn gặp nhiều khó khăn.
Tình hình chung, nhất là cung ứng vốn tín dụng của các tổ chức tín dụng và nhu cầu tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp chưa gặp nhau, chưa được thông suốt, còn nhiều khó khăn, là rào cản trong quan hệ vay vốn giữa NH và doanh nghiệp.
Huy động vốn từ dân cư tăng trưởng, tạo nguồn vốn ổn định cho vay trên địa bàn. Ảnh: TRẦN PHƯỚC
Chính vì thế, theo NHNN chi nhánh Vĩnh Long, sẽ tăng cường huy động các nguồn vốn để chủ động đầu tư tín dụng cho nền kinh tế, trong đó giữ vững sự ổn định nguồn vốn huy động từ dân cư, tranh thủ các nguồn vốn điều hòa từ trung ương...
Tiếp tục ổn định lãi suất huy động và từng bước kéo giảm trong tình hình lạm phát được kiểm soát nhằm để hỗ trợ cho việc tiếp tục giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới. Nhất là, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng phù hợp với tăng trưởng kinh tế- xã hội của tỉnh.
Ưu tiên vốn vào các lĩnh vực trọng tâm như nông nghiệp, PTNT, xuất khẩu, các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đồng thời, nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát tốt nợ xấu nhằm để khơi thông nguồn vốn. Tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để tiếp cận vốn như: các chính sách cho vay ưu đãi, các cuộc khảo sát, đối thoại, hội nghị kết nối
Cơ cấu lại nợ theo Quyết định 780 của NHNN được thực hiện từ tháng 5/2012, đến tháng 6/2014, các NH đã xem xét cơ cấu lại nợ cho 6.492 lượt khách hàng với tổng dư nợ là 12.567 tỷ đồng. Trong đó dư nợ được cơ cấu là 6.369 tỷ đồng, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giảm áp lực về tài chính để trả nợ NH, không phải áp dụng lãi suất nợ quá hạn. |
TRẦN PHƯỚC – THANH LÂM
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin