Năm 2013, kinh tế ĐBSCL tăng trưởng thấp nhất trong 12 năm qua- kết luận trên được đưa ra tại buổi họp mặt hội viên Hiệp hội Doanh nghiệp ĐBSCL năm 2014. Cũng tại buổi họp này, các chuyên gia nhận định doanh nghiệp (DN) ĐBSCL tiếp tục đối mặt với những khó khăn.
Các tổ chức tài chính cần phân loại DN mạnh, yếu rõ ràng hơn, qua đó tạo điều kiện cho các DN đang hoạt động tốt tiếp cận được nguồn vốn vay.
Năm 2013, kinh tế ĐBSCL tăng trưởng thấp nhất trong 12 năm qua- kết luận trên được đưa ra tại buổi họp mặt hội viên Hiệp hội Doanh nghiệp ĐBSCL năm 2014. Cũng tại buổi họp này, các chuyên gia nhận định doanh nghiệp (DN) ĐBSCL tiếp tục đối mặt với những khó khăn.
TS Võ Hùng Dũng- Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ cho biết: Tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL năm 2013 đạt 9,06% (chỉ tiêu là 12,3%) thấp nhất trong hơn 12 năm vừa qua, trong đó nông nghiệp của vùng cũng suy yếu.
Vùng kinh tế trọng điểm như An Giang, Kiên Giang, TP Cần Thơ, Cà Mau chiếm 43% GDP của vùng những sự tăng trưởng kinh tế của các tỉnh này chưa mang tính dẫn dắt, trong đó các tỉnh như An Giang, Cà Mau tăng trưởng thấp.
Tuy các tỉnh này nằm ở vị trí tương đối tốt nhưng vai trò kinh tế nông nghiệp chưa thể hiện tương xứng và vai trò dẫn dắt của vùng này cần phải có sự nỗ lực nhiều hơn. Trong năm 2013, ngoại trừ TP Cần Thơ giữ được tốc độ tăng trưởng trên 11%, nhưng so với năm 2011 là 14,7% thì TP Cần Thơ cũng đã có sự giảm sút khá nhiều.
Như vậy thì để đạt được mục tiêu tăng trưởng bình quân 11%/năm (từ 2011- 2015) theo thời hiệu của Chính phủ thì trong 2 năm còn lại các tỉnh thuộc vùng trọng điểm trên phải tăng trưởng trên 12%. Số liệu này sẽ rất khó khăn cho 2 năm tiếp theo.
Thống kê năm 2013, ĐBSCL thu hút FDI hơn 676 triệu USD, chiếm 3,1% so cả nước. Trong khi cả nước thu hút trên 21,6 tỷ USD, trong khi đó ĐBSCL lại không đến 1 tỷ USD. ĐBSCL luôn ở trong tình trạng khát vốn, khó khăn trong tiếp cận vốn là thiệt thòi lớn của DN, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế của vùng.
Ông Ngô Thanh Lâm- Giám đốc Quan hệ công chúng Công ty CP Xi măng Tây Đô (TP Cần Thơ) cho biết: Trước những biến động về tình hình kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2003 của DN còn gặp nhiều khó khăn như sự bất lợi về yếu tố thời tiết, biến động về các chi phí đầu vào.
Mặt bằng lãi suất tuy giảm nhưng các DN xây dựng vẫn khó tiếp cận được nguồn vốn vay. Gói kích cho lĩnh vực bất động sản về nhà ở xã hội được triển khai nhưng tiến độ giải ngân chậm.
Bên cạnh đó, các chi phí đầu tư đầu vào như nguyên- nhiên- vật liệu tiếp tục tăng thị trường tiêu thụ sản phẩm xi măng trên thực tế cung vượt cầu. Các DN xi măng đua nhau đưa ra nhiều giải pháp để giữ thị trường làm cho tình hình tiêu thụ xi măng ngày càng cạnh tranh gay gắt về giá bán.
Năm 2013 cũng là năm mà ngành thủy sản xuất khẩu trải qua nhiều bước thăng trầm. Ông Trần Văn Hài- Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Phát Tiến (tỉnh Đồng Tháp) cho biết: Lĩnh vực chế biến, xuất khẩu thủy sản đặc biệt là con cá tra luôn rất bấp bênh, hiện chưa có quy hoạch nào cho ngành kinh tế mũi nhọn này của vùng.
DN chế biến và người nuôi chưa có sự gắn kết bền vững. Hậu quả của việc phát triển ồ ạt thiếu quy hoạch nhà máy chế biến và diện tích nuôi nên hiện có rất nhiều nhà máy sản xuất cầm chừng. Hàng loạt DN lâm vào cảnh nợ nần và đứng trước nguy cơ phá sản. Nông dân treo ao và không còn thiết tha với con cá.
Để ngành hàng này phát triển bền vững hơn, ông Trần Văn Hài đề xuất cần có cơ chế chính sách đặc thù, đủ mạnh dành riêng cho cá tra, trên cơ sở ban hành nghị định về cá tra, tái cơ cấu việc nuôi trồng, chế biến theo hướng sản xuất sạch và phát triển bền vững.
Theo bà Nguyễn Thị Thương Linh- Tổng Thư ký Hội đồng Hiệp hội Doanh nghiệp ĐBSCL, điều kiện sản xuất kinh doanh của DN năm 2013 được cải thiện tương đối tốt, trong đó đáng chú ý là các điều kiện về tiếp cận thông tin thị trường và công nghệ, cơ sở hạ tầng giao thông, giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, các yếu tố về nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế đặc biệt là việc tiếp cận vốn vay đang dần kém đi.
Bà Nguyễn Thị Thương Linh cũng kiến nghị Chính phủ cần có chính sách vĩ mô ổn định, nhanh chóng sửa đổi bổ sung những bất cập về chính sách theo hướng có lợi cho DN, tạo động lực và niềm tin cho DN.
Triển khai đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu, rà soát phân loại nợ, cơ cấu lại các kỳ hạn ngân hàng, tạo điều kiện cho các DN tiếp cận vốn vay, duy trì và mở rộng kinh doanh, có chính sách tín dụng ưu tiên đối với DN hoạt động lĩnh vực nông, thủy sản.
ĐBSCL hiện có tỷ lệ DN phá sản, giải thể cao nhất nước với 13,6% trong tổng số DN được điều tra. Trong năm 2013, toàn vùng có 8.687 DN đăng ký mới nhưng cũng có 1.570 DN phá sản.
TS Võ Hùng Dũng- Giám đốc VCCI chi nhánh Cần Thơ:
“ĐBSCL luôn ở trong tình trạng khát vốn, khó khăn trong tiếp cận vốn. Đó là thiệt thòi lớn của DN, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế của vùng”.
Ông Trần Văn Hài- Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Phát Tiến (Đồng Tháp):
Các tổ chức tài chính cần phân loại DN mạnh, yếu rõ ràng hơn, qua đó tạo điều kiện cho các DN đang hoạt động tốt tiếp cận được nguồn vốn vay.
Bà Nguyễn Thị Thương Linh- Tổng Thư ký Hội đồng Hiệp hội Doanh nghiệp ĐBSCL:
|
Bài, ảnh: LÊ SƠN- THẢO NGUYÊN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin