Hoạt động ngân hàng trong năm 2014 được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam thực hiện điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng ở mức hợp lý.
Nhiều ngân hàng cho biết, hiện nay nguồn vốn cho vay dư dả và trông chờ các dự án tốt, khả thi.
Hoạt động ngân hàng trong năm 2014 được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam thực hiện điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng ở mức hợp lý.
Nguồn vốn tìm dự án tốt
Theo NHNN chi nhánh Vĩnh Long, mặt bằng lãi suất cho vay giảm nhanh hơn lãi suất huy động đặc biệt là lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên và trở về tương đương với mức lãi suất cho vay năm 2006- 2007, giúp tháo gỡ khó khăn về chi phí vốn cho khách hàng.
Huy động vốn tăng trưởng khá (+15,77 %), trong đó nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm, vốn huy động bằng VND tăng cao. Nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các phương án, sản xuất kinh doanh khả thi thuộc lĩnh vực ưu tiên với lãi suất ưu đãi.
Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng ngành NH đã thực hiện khá tốt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN): điều chỉnh giảm lãi suất các khoản cho vay cũ về mức tối đa 15 %/năm; cơ cấu lại nợ, miễn, giảm tiền lãi vay cho khách hàng...
Xử lý nợ xấu được các NH tập trung thực hiện quyết liệt đạt dưới 5%. Thị trường ngoại tệ, vàng đi vào ổn định, hạn chế tình trạng đôla hóa, vàng hóa trên địa bàn. Đó là những kết quả đáng ghi nhận của năm 2013.
Ông Nguyễn Trọng Nghiệp- Giám đốc NHNN chi nhánh Vĩnh Long, cho rằng: trên địa bàn tỉnh trước đây huy động vốn lúc nào cũng thấp hơn cho vay, chỉ đáp ứng từ 70- 75% nhu cầu vốn. Từ năm 2013, nguồn vốn huy động tăng trưởng khá và hiện nay các NH đã dư nguồn vốn cho vay.
Trong khi đó, số liệu của NHNN cho thấy, năm 2013 ngành NH đã tăng cường các giải pháp “đầu ra” cho vốn và dư nợ tăng 10,57%. Các lĩnh vực ưu tiên nông nghiệp nông thôn vẫn tăng 18,53%, DN vừa và nhỏ thì tăng 13,3%... có nghĩa là cao hơn mức mặt bằng chung.
Ngành NH tiếp tục xem xét cơ cấu lại nợ cho trên 900 lượt khách hàng, miễn giảm lãi cho 190 lượt khách hàng, điều chỉnh lãi suất cho vay xuống 15% cho 595 khách hàng, hiện lãi suất trên 15% chỉ còn 2,98%.
Ông Nguyễn Trọng Nghiệp nhận xét: “Đó là dư nợ cho vay đời sống. Một số DN không tiếp cận được vốn vay do tình hình năng lực tài chính yếu, hết tài sản thế chấp, không có dự án khả thi, nợ xấu chưa trả được… Nhưng mặt bằng chung thì vẫn tăng trưởng”.
Tuy nhiên, nhiều DN than phiền vẫn khó tiếp cận nguồn vốn NH, còn NH “kêu” thiếu các dự án khả thi, dự án tốt. Lãnh đạo một NHTM nói: “
Cũng theo ông Nghiệp, ngành NH chủ trương mở rộng tín dụng đáp ứng sản xuất kinh doanh, nhưng trên cơ sở đảm bảo an toàn, tránh nợ xấu. NH là trung gian tài chính chuyển vốn từ người gửi tiền đến người vay.
Huy động về không cho vay thì không được, mà cho vay không thu hồi được thì cũng chết. Những DN có nợ xấu, thua lỗ ngành NH đã thống kê và nhận thấy có 4 nguyên nhân chính: do kinh doanh trái ngành nghề; mở rộng kinh doanh quá tầm kiểm soát, không quản trị được rủi ro; vốn chủ sở hữu thấp; năng lực quản trị điều hành yếu.
Tăng trưởng an toàn
Bước vào năm 2014, tình hình chính trị, xã hội ổn định, kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, đúng hướng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế, yếu kém do những tồn tại của nền kinh tế chưa được giải quyết, là năm tiềm ẩn nhiều nguy cơ lạm phát cao do tác động trễ của chính sách tháo gỡ khó khăn trong năm 2013.
Trên cơ sở kết quả năm 2013, ngành NH đưa ra các chỉ tiêu phấn đấu thực hiện trong năm 2014 như: tốc độ tăng trưởng vốn huy động trên 15%; tổng dư nợ cho vay tăng 12%; tỷ lệ nợ xấu không quá 3%.
Lãi suất cho vay năm 2014 theo đánh giá của ngành NH khó có thể giảm thêm. Chẳng hạn mức lãi suất 9%/năm đối với 5 lĩnh vực ưu tiên, các đối tượng khác thì dao động ở mức: ngắn hạn 9- 11,5% đối với NHTMNN, NHTMCP 10- 12,5%; trung dài hạn 11- 13,5% NHTMNN, 11- 14% NHTMCP.
Theo ông Nguyễn Trọng Nghiệp, năm 2014 NHNN điều hành lãi suất theo tín hiệu thị trường. Thống đốc NHNN Việt
Trong khi đó, một số lãnh đạo NHTM chi nhánh Vĩnh Long tỏ ra băn khoăn, với dự báo: “Tình hình kinh tế 2014 không sáng hơn năm 2013, DN vẫn tiếp tục khó khăn. Không thể dự đoán hết diễn biến tình hình kinh tế như thế nào. Ở một số NH xử lý nợ xấu chưa triệt để, nên rất căng thẳng”.
Giám đốc một NHTM cho rằng ông băn khoăn vì các ngành chủ lực của tỉnh và cả ĐBSCL như: gốm, gạo, cá… đều rất khó khăn.
Tương tự, giám đốc một NHTM khác đánh giá cao kết quả xử lý nợ xấu của tỉnh, bởi:
“Năm 2013 là năm cực kỳ khó khăn và không tin nợ xấu giảm được, nhưng với quyết tâm chúng ta đã xử lý tốt, đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 5%. Nên tôi tin năm 2014 xử lý nợ xấu về 3% là có thể thực hiện được. Riêng với bất động sản, nếu được tạo nguồn kích cầu tốt sẽ xử lý nợ xấu được cho lĩnh vực này”. Nhưng ông cũng “không biết tăng trưởng tín dụng ở đâu, vì gốm, thủy sản khó khăn từ vài năm qua; còn xuất khẩu gạo bắt đầu có nhiều thách thức…”
Thế nên, nhiều NH cho biết định hướng tăng trưởng tín dụng trong năm 2014 sẽ tập trung đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Và coi đây như là giải pháp an toàn hơn.
Năm 2014, ngành NH ưu tiên nguồn vốn cho vay các dự án, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả đặc biệt là 5 lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ và ứng dụng công nghệ cao, cho vay xây dựng các xã điểm nông thôn mới, các đối tượng chính sách. Cân đối nguồn vốn phục vụ kịp thời đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cho vay hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách tín dụng hỗ trợ DN giảm bớt khó khăn như cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất cho vay, miễn, giảm lãi tiền vay...
|
Bài, ảnh: LÝ AN – TUYẾT HIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin