“Môi trường du lịch” ở đây chỉ khu trú trong nghĩa hẹp là nhằm giải quyết những bức xúc gần đây của nạn trộm cắp, cướp giật tài sản, chặt chém, chèo kéo, đeo bám… du khách ở một số tỉnh thành và các trung tâm du lịch lớn.
Du khách cần phải được an toàn tuyệt đối để tiếng lành vang xa (ảnh minh họa từ Internet).
Đó là chủ đề của cuộc họp trực tuyến hồi tháng 5/2013, do Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch (VH-TT và DL) tổ chức.
“Môi trường du lịch” ở đây chỉ khu trú trong nghĩa hẹp là nhằm giải quyết những bức xúc gần đây của nạn trộm cắp, cướp giật tài sản, chặt chém, chèo kéo, đeo bám… du khách ở một số tỉnh thành và các trung tâm du lịch lớn.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá, du lịch Việt
Do đó, giải quyết vấn đề này là chuyện cấp bách. Trong 5 tháng đầu năm 2013, lượng khách giảm so với cùng kỳ năm ngoái và đây là vấn đề đáng lo ngại.
Khi khách bị chèo kéo, ép giá, sự không an toàn của khách, thì ai chịu trách nhiệm? Ngành du lịch hay chính quyền tỉnh, thành phố?- Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đặt vấn đề.
Liên tục trong thời gian ngắn, TP Hà Nội đã xảy ra nhiều vụ việc nổi cộm chèn ép, chặt chém du khách khi đi xích lô, taxi, hoặc khách bị nâng giá lên rất nhiều lần khi lưu trú… Các trung tâm du lịch lớn, các tỉnh có nguồn khách lớn như: Quảng Ninh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Thanh Hóa… cũng đều có vấn đề.
Riêng TP Hồ Chí Minh, trong 2 năm gần đây, đã kiểm tra, xử lý 1.533 vụ vi phạm tại các quận trung tâm thành phố như Quận 1, Quận 3… Trong đó, chủ yếu là chèo kéo, làm giá của những người bán hàng rong, bán vé số, đánh giày.
Ông Lã Quốc Khánh- Phó Giám đốc Sở VH-TT và DL TP Hồ Chí Minh, cho rằng: Dù thành phố đã có làm mạnh tay, nhưng số vụ vi phạm lại tăng vọt so với những năm trước. Nguyên do chủ yếu là tình trạng thất nghiệp, việc tăng dân số cơ học từ các địa phương, vùng nông thôn khác đổ về thành phố, đã phát sinh ra nhiều việc làm tự do, nên rất khó quản lý, ngăn chặn rất khó khăn.
Một nguyên nhân nữa là những đối tượng này khi bị phát hiện vi phạm thì chỉ bị xử lý vi phạm hành chính, nên không đủ sức răn đe. Do đó, thường là đối với các trường hợp tái phạm trở lại như “bắt cóc bỏ dĩa”, thậm chí càng ngày càng liều lĩnh hơn.
Nghiêm trọng hơn là tình trạng cướp giật đe dọa ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của du khách. Những vụ việc xảy ra thường xuyên đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của du lịch TP Hồ Chí Minh.
Trong 2 năm 2011- 2012, các cơ quan công an đã xử lý 264 vụ cướp tài sản liên quan đến người nước ngoài. Thành phố cũng đã tiếp nhận 225 công hàm của các cơ quan ngoại giao nước ngoài phản đối về vấn đề này.
Số vụ việc gia tăng ngày càng táo tợn, nhưng tỷ lệ khám phá vụ án chỉ vào khoảng 60%. Nhiều quốc gia, lãnh thổ đã thông cáo, nếu những vụ việc vi phạm không giảm họ sẽ khuyến cáo công dân nước mình không nên đi du lịch đến Việt
Riêng Nhật Bản thông báo trong năm 2012 có 71 vụ công dân Nhật Bản bị xâm phạm, trộm cướp tài sản. Đây là một trong những thị trường lớn, truyền thống của du lịch Việt
Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến công tác xúc tiến, quảng bá du lịch Việt
Cũng cần lưu ý việc phát sinh loại tội phạm mới gần đây cũng “góp phần” làm xấu du lịch Việt
Trước tình hình đó, UBND TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo lập 3 đường dây nóng để xử lý các vụ sai phạm hiệu quả, nhanh chóng, là đường dây nóng của các sở: VH-TT và DL, Giao thông vận tải, Công an TP Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo thành phố chỉ đạo Sở VH-TT và DL chịu trách nhiệm điều phối chung theo quy chế phối hợp liên ngành; theo dõi, giám sát kiểm tra và tham mưu với lãnh đạo thành phố. Mở những đợt cao điểm truy quét, tấn công tội phạm. Cách đây mấy năm, thành phố cũng đã lập trung tâm hỗ trợ du khách. Mô hình hiện nay là lập các đội trật tự viên do lực lượng thanh niên xung phong thành phố quản lý.
Tại cuộc họp này, các đại biểu cũng chỉ ra những địa phương nhiều năm qua quản lý rất tốt vấn đề môi trường du lịch, đó là Hội An và TP Đà Nẵng. Những nơi này đã làm như thế nào? Tại sao có thể quản lý tốt, trong khi những nơi khác không kiểm soát được, thậm chí có xu hướng gia tăng?...
Đó là những vấn đề mà ngành du lịch tiếp tục cần phải có giải đáp cụ thể, chương trình hành động cụ thể, phù hợp với từng địa phương. Cần sớm cải thiện tốt môi trường du lịch Việt
TP Hồ Chí Minh có trên 1.200 khách sạn, nhà hàng, khu mua sắm đều có nhà vệ sinh đạt chuẩn. Tuy nhiên, ở những khu vui chơi, công viên, nhà văn hóa, một số điểm tham quan thì một số nhà vệ sinh vẫn còn hạn chế. |
QUANG THUẦN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin