Hội thảo tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất gạch gốm trên địa bàn tỉnh, do Sở Công thương phối hợp Hội Nghề gốm tổ chức sáng 26/12, nhằm tìm ra những giải pháp tốt, mang tính khả thi giúp ngành sản xuất gạch gốm vượt qua khó khăn trước mắt và phát triển ổn định trong thời gian tới.
Hội thảo tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất gạch gốm trên địa bàn tỉnh, do Sở Công thương phối hợp Hội Nghề gốm tổ chức sáng 26/12, nhằm tìm ra những giải pháp tốt, mang tính khả thi giúp ngành sản xuất gạch gốm vượt qua khó khăn trước mắt và phát triển ổn định trong thời gian tới.
Theo Sở Công thương, bên cạnh những khó khăn chung, vấn đề cạnh tranh về giá, môi trường, ảnh hưởng của chính sách nhà nước đối với ngành sản xuất gạch ngói… đang đặt ra rất nhiều thách thức. Sản xuất gạch hiện đã có trên 60% doanh nghiệp, cơ sở (DN,CS) dừng sản xuất; sản xuất gốm từ 120 DN, CS (năm 2007) chỉ còn 30 đơn vị hoạt động. Khó khăn chung hiện nay của ngành sản xuất gạch gốm là nguyên liệu đầu vào tăng cao (trấu, đất mê, nhân công lao động…), sức mua giảm, tồn kho nhiều, giá thành quá cao...
Theo Hiệp hội Nghề gốm, 30 DN gốm đang hoạt động hiện nay chiếm hơn 50% giá trị sản xuất toàn ngành, ngành gốm trong tương lai vẫn rất triển vọng. Nếu 30 DN này có sự đồng thuận, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa thì cơ hội phát triển không ít.
Trong khi đó, vấn đề hiện nay của ngành sản xuất gạch là phải chuyển công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường theo quy định là yêu cầu cấp bách. Vì thực trạng hiện nay, công nghệ truyền thống cho ra sản phẩm giá thành quá cao, thời gian quá dài, tiêu tốn nguyên liệu quá nhiều không còn phù hợp.
Hội thảo cũng đã gợi ý một số giải pháp về tiếp cận vốn vay ngân hàng, quỹ tín dụng cho các DN, CS ngành gạch gốm, cũng như giới thiệu một số công nghệ mới. Chẳng hạn, theo Sở Công thương, việc ứng dụng “Lò nung đốt trấu liên hoàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường của Vĩnh Long” tại DNTN Tân Mai bước đầu đã đem lại thành công và có thể nhân rộng trong thời gian tới.
TRẦN PHƯỚC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin