
Với xuất phát điểm là một tỉnh thuần nông, sau 20 năm, Vĩnh Long đã trở mình thành một tỉnh có nền nông nghiệp hoàn chỉnh, có công nghiệp và dịch vụ (CN-DV) phát triển. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp mục tiêu công nghiệp hóa- hiện đại hóa (CNH- HĐH) đất nước gắn với hội nhập kinh tế quốc tế. CN- tiểu thủ công nghiệp (TTCN) chưa chiếm tỷ trọng lớn, nhưng rất đa dạng với
Ngành CN chế biến nông sản, thực phẩm đã trở thành ngành CN chủ lực của tỉnh.
Với xuất phát điểm là một tỉnh thuần nông, sau 20 năm, Vĩnh Long đã trở mình thành một tỉnh có nền nông nghiệp hoàn chỉnh, có công nghiệp và dịch vụ (CN-DV) phát triển. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp mục tiêu công nghiệp hóa- hiện đại hóa (CNH- HĐH) đất nước gắn với hội nhập kinh tế quốc tế. CN- tiểu thủ công nghiệp (TTCN) chưa chiếm tỷ trọng lớn, nhưng rất đa dạng với tốc độ tăng trưởng rất mạnh, đạt bình quân 16%/năm.
Đó là một hành trình của những chuyển động đột phá, tạo nền tảng vững chắc cho kinh tế Vĩnh Long phát triển mạnh mẽ trong tương lai!
Trên đường CNH-HĐH
Bác Hồ Minh Mẫn (Mười Mẫn)- nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long (giai đoạn 1984- 1992), nhớ lại: “Hồi mới giải phóng, nông nghiệp Vĩnh Long chủ yếu là cây lúa, mà cũng chỉ có 700- 800 tấn lúa/năm. Còn công nghiệp Vĩnh Long hầu như không có gì, chỉ có vài cái xưởng làm khăn, màn…”
Tái lập tỉnh năm 1992, trong điều kiện khó khăn của một tỉnh nhỏ, điểm xuất phát thấp, CN “chưa có gì”, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh lúc đó chỉ 1,51 triệu đồng/năm. Hoạt động huy động vốn đầu tư phát triển chỉ hơn 403 tỷ đồng. Cùng với đó, kết cấu hạ tầng kinh tế yếu kém, lạc hậu, phát triển kinh tế của Vĩnh Long phải đi từ những bước chập chững đầu tiên.
Nhưng qua 20 năm, Vĩnh Long đã thoát khỏi tình trạng của một tỉnh nghèo. Kinh tế địa phương đi vào thế ổn định và tăng trưởng khá, chuyển dịch cơ cấu đúng hướng và hiệu quả. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế được tập trung đầu tư, các ngành CN-DV ra đời và có tốc độ tăng trưởng cao. Đóng góp ngày càng lớn cho tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề để phát triển kinh tế tỉnh theo hướng CN. Huy động vốn đầu tư phát triển năm 2000 đạt trên 1.607 tỷ đồng và năm 2011 đạt trên 8.259 tỷ đồng, tăng hơn 5 lần so với năm 2000 và hơn 20 lần so với năm 1992.
Giai đoạn 1992- 2000 thực hiện chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp, cơ sở CN-TTCN từng bước hòa nhịp với cơ chế thị trường, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh CNH-HĐH, nhất là CNH nông thôn và xây dựng nông thôn đã đưa Vĩnh Long thành một tỉnh có nền nông nghiệp phát triển toàn diện. Song song đó, đã có CN-DV phát triển vững chắc, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng CN-DV. Năng động, sáng tạo trong chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế, Vĩnh Long đã thực hiện tốt chính sách khuyến khích đầu tư, tạo môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng. Kinh tế nhiều thành phần bắt đầu phát triển, huy động ngày càng tăng các nguồn lực cho phát triển. Đến năm 2011, khu vực kinh tế dân doanh đã chiếm tỷ trọng 58,86% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 35,23% trong giá trị sản xuất CN toàn ngành.
Từ năm 2003, nhiều thế mạnh của tỉnh được đầu tư. Tuyến CN Cổ Chiên “tái sinh” ngành nghề đóng tàu, nhiều nhà máy chế biến nông- thủy sản, thức ăn chăn nuôi, ngành gốm mỹ nghệ, cảng container hình thành và phát triển. Những chiếc tàu, xà lan chuyên chở hàng hóa nông sản, vật liệu xây dựng, chất đốt lên đến 1.000 tấn “Made in Vĩnh Long” đã vươn ra “sông rộng” ĐBSCL và miền Đông. Những sản phẩm “đồng hành cùng nhà nông” của cơ khí Cửu Long như máy sấy chạy lũ, máy sấy bột, sấy thuốc, bánh máy xới, dụng cụ xạ hàng, xà lan tự hành… đã ra mắt. Màn phủ nông nghiệp, phân bón lá của DN Vĩnh Long vươn xa cả nước. Và chưa dừng lại ở đó…
KCN Hòa Phú nằm dọc Quốc lộ 1A, đã trở thành “điểm nhấn” trên chặng đường dài về ĐBSCL. Với tốc độ phát triển nhanh, “kiểu dáng CN đạt chuẩn và xử lý môi trường rốt ráo, đây còn được coi như một KCN “kiểu mẫu”. Trong khi đó, với vị trí trung tâm khu vực ĐBSCL, là cửa ngõ, nhịp cầu nối 2 trung tâm kinh tế lớn TP Hồ Chí Minh và TP Cần Thơ, KCN Bình Minh cũng đang là “điểm đến” được các nhà đầu tư trong và ngoài nước chú ý. Đến năm 2011, giá trị sản xuất CN của các doanh nghiệp trong khu- tuyến CN đạt 2.766 tỷ đồng, chiếm 43% giá trị xuất khẩu, đạt 135 triệu USD (chiếm 34,6%). Tạo việc làm cho gần 14.000 lao động.
Hướng tới tương lai
Theo đánh giá, CN-TTCN Vĩnh Long chưa phải là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, nhưng rất đa dạng với ngành cơ khí, kỹ thuật điện, điện tử, gia công kim loại hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt, da, may... hình thành và phát triển trên nguồn nguyên liệu và lao động địa phương, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Trong đó, nhiều ngành đã trở thành thế mạnh của tỉnh như: CN chế biến lương thực thực phẩm, CN sản xuất vật liệu xây dựng, hóa chất và dược liệu...
Ngành thủ công mỹ nghệ cũng có những bước tiến vượt bậc.
Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư theo chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, sản xuất gắn với thị trường, đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh nên bước đầu đã có những kết quả tốt. Đến năm 2011, giá trị sản xuất CN đã tăng gấp 12 lần so với năm 1992. Nhiều sản phẩm của ngành CN Vĩnh Long đạt chất lượng ISO, được tặng giải thưởng chất lượng cao, huy chương vàng ở các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế.
CN-TTCN khu vực nông thôn cũng ghi nhận được mở rộng và phát triển, nhất là việc bảo tồn và phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống. Cơ cấu mặt hàng có sự phát triển, khai thác tốt nguồn nguyên liệu tại địa phương, giải quyết được nhiều việc làm, tăng thêm thu nhập cho lao động tại chỗ. Mở ra nhiều ngành nghề có triển vọng như: chế biến nông sản- lương thực- thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc, giày da,… Kết cấu hạ tầng khu CN tập trung, điện nước giao thông và các dịch vụ được quan tâm triển khai đầu tư từ đó đã tạo điều kiện sản xuất ngành CN-TTCN phát triển, khai thác được tiềm năng lợi thế địa phương.
Vĩnh Long đã và đang định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành CN-DV. Theo đó, đến năm 2015, cơ cấu các ngành nông nghiệp- CN- DV trong GDP sẽ đạt 36- 26- 38%; để đến năm 2020 tương ứng là 23- 32- 45%.
TOP 7 nhóm ngành CN chủ lực của Vĩnh Long giai đoạn 2001- 2011:
|
Bài, ảnh: LÝ AN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin