Từ năm 1992 đến 2012 là thời kỳ phát triển của toàn ngành thông tin và truyền thông (TT-TT). Các lĩnh vực bưu chính viễn thông (BC-VT) và công nghệ thông tin (CNTT) từ điểm xuất phát thấp đã đi đến xóa bỏ khoảng cách tụt hậu và đi lên ngang bằng các nước trong khu vực và thế giới.
Từ năm 1992 đến 2012 là thời kỳ phát triển của toàn ngành thông tin và truyền thông (TT-TT). Các lĩnh vực bưu chính viễn thông (BC-VT) và công nghệ thông tin (CNTT) từ điểm xuất phát thấp đã đi đến xóa bỏ khoảng cách tụt hậu và đi lên ngang bằng các nước trong khu vực và thế giới.
BCVT vươn cao từ nền thấp
Theo ông Trần Văn Thành– Giám đốc Sở TT-TT Vĩnh Long, từ năm 1992 đến nay, BC-VT có bước phát triển nhảy vọt. Sau ngày đất nước giải phóng, ngành TT-TT tập trung xây dựng hệ thống TT-TT để đưa vào khai thác phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành của tỉnh, hệ thống liên lạc được kết nối với các tỉnh, các huyện. Hệ thống BC được thiết lập từ xã đến ấp/khóm. Các dịch vụ điện báo, điện thoại, bưu phẩm, bưu kiện, chuyển phát, phát hành báo chí đã vươn đến phục vụ các vùng sâu, vùng xa.
Từ năm 1994, mạng lưới VT được số hóa, tự động hóa hoàn toàn, các hoạt động của ngành thực hiện chiến lược hội nhập và phát triển. BC-VT Việt Nam trong mối liên kết với tin học, truyền thông tạo thành cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, là một ngành mũi nhọn, phát triển mạnh.
Tổng số thuê bao điện thoại hiện có là 1.820.000 số thuê bao (năm 1995 đạt trên 80.000, năm 1992 đạt 4.000 thuê bao). Hệ thống trạm BTS hiện tại là 1.094 trạm (so với năm 1992 chưa có, năm 1995 là 12), diện phủ sóng điện thoại trong tỉnh đạt 100%.
|
CNTT liên tục phát triển
Song song với sự phát triển mạnh mẽ của BC-VT, Việt Nam đã tạo thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ, góp phần quan trọng thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT.
Ứng dụng CNTT góp phần phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn. Trong ảnh: Ứng dụng phần mềm một cửa điện tử.
Anh Lê Thế Vinh– Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng CNTT (Sở TT-TT) cho rằng, sự bùng nổ của Internet và sự phát triển đường truyền cáp quang tốc độ cao đã đến 100% xã thể hiện sự phát triển mạnh mẽ trong những năm qua. Từ người nuôi cá tra, nuôi ếch, nuôi thú rừng... đến những nông dân đều biết sử dụng Internet để kiếm thông tin kỹ thuật, tìm đầu ra cho sản phẩm. Mọi tầng lớp trong xã hội đều được tạo điều kiện để khai thác, sử dụng ứng dụng CNTT. Vĩnh Long đã có gần 20.000 thuê bao Internet (so với năm 1992 chưa có, năm 1995 là 2.734 thuê bao), tổng số hộ gia đình có kết nối Internet là 15.000 hộ (năm 1992 chưa có), hộ gia đình có máy tính là 25.000 hộ, tổng số người biết sử dụng máy tính trên 40.000 người.
Ông Nguyễn Văn Dũng– Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết, chương trình một cửa liên thông đang triển khai thực hiện toàn tỉnh. Bước đầu đã công khai, minh bạch thủ tục hành chính, tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư,... Riêng tỷ lệ thông tin chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh được đưa lên cổng/trang thông tin điện tử nội bộ của UBND tỉnh đạt 100%. Có 1.670 dịch vụ hành chính công được cung cấp trực tuyến, trong đó có 890 dịch vụ đạt mức độ 2,...
Trong khi đó, doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng tốc, chạy theo công nghệ mới. Ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp của tỉnh là 1.700 đơn vị (năm 1992 là 12 đơn vị). Việc ứng dụng ở mức độ khác nhau vào công tác quản lý, điều hành, sản xuất kinh doanh. Khoảng 98% doanh nghiệp kết nối Internet và 178 doanh nghiệp có trang tin điện tử.
Bên cạnh đó, 100% các cơ quan nhà nước, tổ chức cấp tỉnh/huyện có kết nối cáp quang chuyên dùng (so với năm 1992 chưa có). Tổng số trường học trong tỉnh có kết nối Internet là 518 (so với năm 1992 chưa có). Ngoài ra, nguồn nhân lực CNTT trong cơ quan Nhà nước không ngừng nâng cao trình độ. Hầu hết các sở, ban, ngành trong tỉnh đều có cán bộ phụ trách CNTT. Tổng nguồn nhân lực của toàn ngành năm 2011 là 786, trong đó thạc sĩ: 6 (năm 1992 chưa có), đại học: 296 (năm 1992: 29), cao đẳng: 69 (năm 1992: 9), trung cấp: 296 (năm 1992: 401) và 119 công nhân kỹ thuật khác.
Ông Trần Văn Thành nói: “Vĩnh Long đã có thành tựu, tạo được một nền vững chắc về CNTT nhưng lãnh đạo, đơn vị, doanh nghiệp người dân cần phải biết khai thác ứng dụng CNTT một cách mạnh mẽ hơn vào công tác, sản xuất, kinh doanh, đời sống được tốt hơn”. Hiện nay, xu hướng phát triển với sự hội tụ ngày càng sâu giữa các ngành điện tử, VT và CNTT, sự chuyển dịch từ sản xuất sản phẩm sang dịch vụ và sự bùng nổ của công nghiệp nội dung số,... Do vậy, tiếp tục phát triển ngành TT-TT, thực hiện đề án sớm đưa Việt Nam thành nước mạnh về CNTT, đẩy mạnh Chính phủ điện tử,... sẽ góp phần tích cực trong chiến lược đưa đất nước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Theo thống kê của Sở TT-TT, đến năm 2011, tổng số bưu cục là 19 (trong đó 1 bưu cục cấp I, 7 bưu cục cấp II và 11 bưu cục cấp III). So với năm 1992 chưa có bưu cục thì đến năm 1995 có 17 bưu cục. Tổng doanh thu năm 2011 gần 36 tỷ đồng, tăng hơn năm 1995 là 60%. Năm 1992, chưa có điểm bưu điện văn hóa xã thì hiện nay đã có 89 điểm bưu điện văn hóa xã, đạt 94,68%. Số xã có báo đọc buổi sáng trong ngày đạt 100%.
|
Bài, ảnh: ANH TƯỜNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin