Cá tra- ngành kinh tế "tỷ đô" với việc xuất khẩu đi 119 nước trên thế giới, sản lượng 1,5 triệu tấn/năm, giá trị đạt 2,3- 2,5 tỷ USD, vốn đã gặp khó từ năm 2019, nhưng đến năm 2020 ngành này lại khó khăn hơn khi giá cá nguyên liệu giảm thấp nhất trong lịch sử; hoạt động xuất khẩu bị đình trệ do ảnh hưởng đại dịch COVID-19.
Cá tra- ngành kinh tế “tỷ đô” với việc xuất khẩu đi 119 nước trên thế giới, sản lượng 1,5 triệu tấn/năm, giá trị đạt 2,3- 2,5 tỷ USD, vốn đã gặp khó từ năm 2019, nhưng đến năm 2020 ngành này lại khó khăn hơn khi giá cá nguyên liệu giảm thấp nhất trong lịch sử; hoạt động xuất khẩu bị đình trệ do ảnh hưởng đại dịch COVID-19.
Trong 5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cá tra chỉ đạt 456 triệu USD, giảm 39,1% so với cùng kỳ 2019; trong đó thị trường Trung Quốc giảm 48%, sang EU giảm 47,3%, sang Mỹ giảm 19,8%.
Nhiều hộ nuôi cho biết “chưa bao giờ thấy cá tra rớt giá thảm hại như vậy”. Từ đầu năm 2020 đến nay, giá chỉ 17.900- 18.200 đ/kg, người nuôi đang lỗ từ 2.500- 3.000 đ/kg, tùy kích cỡ cá. Theo dự báo, từ quý III/2020, ngành hàng cá tra mới có khả năng phục hồi hoàn toàn.
Không thể ca mãi bài ca xuất khẩu và không để bị lệ thuộc, áp lực vào các thị trường xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp- PTNT đã vạch ra hướng đi cho ngành cá tra trong thời gian tới, bao gồm cả lộ trình xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
Chương trình kết nối “Sản xuất- tiêu thụ nội địa các sản phẩm ca tra” mở đầu cho phiên chợ các sản phẩm thủy sản tại Hà Nội năm 2020 do Bộ Nông nghiệp- PTNT tổ chức đang diễn ra tại Hà Nội là một trong những mục tiêu đưa cá tra và các sản phẩm của cá tra ra thị trường miền Bắc tiêu thụ; đồng thời nhằm giới thiệu, quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm cá tra cho thị trường nội địa.
Phát biểu tại sự kiện này, Bộ trưởng Nông nghiệp- PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, đây là thời điểm các doanh nghiệp cần nhìn nhận lại và coi trọng hơn nữa thị trường nội địa để ngành hàng này phát triển bền vững; trong đó phải chú ý nghiên cứu các sản phẩm cá tra phù hợp với đặc điểm ẩm thực của người dân phía Bắc.
Và nếu phát triển được thị trường trong nước xem như đạt “mục tiêu kép”, vừa giảm áp lực xuất khẩu vừa khai thác được thị trường 100 triệu dân, qua đó tăng sản lượng, thúc đẩy sản xuất, người dân có thêm nhiều lựa chọn cho tiêu dùng.
NGUYỄN HOÀNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin