Sau thời gian mở rộng thị trường qua nhiều kênh bán lẻ cả truyền thống (tại quầy chợ, tiệm tạp hóa) lẫn hiện đại (các cửa hàng tiện lợi, hệ thống siêu thị…), một doanh nghiệp với thương hiệu nước chấm có tiếng đang tính chuyện mở kênh bán lẻ riêng.
Sau thời gian mở rộng thị trường qua nhiều kênh bán lẻ cả truyền thống (tại quầy chợ, tiệm tạp hóa) lẫn hiện đại (các cửa hàng tiện lợi, hệ thống siêu thị…), một doanh nghiệp với thương hiệu nước chấm có tiếng đang tính chuyện mở kênh bán lẻ riêng.
Theo lãnh đạo doanh nghiệp này, để có được vị trí “đẹp” trên kệ siêu thị không chỉ phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, các loại phí, còn phải tốn kém nhiều “chi phí không chính thức”, chẳng hạn “bồi dưỡng” nhân viên sắp xếp quầy kệ cho sản phẩm của mình được “chăm sóc” để người tiêu dùng dễ thấy.
Tính tới tính lui, doanh nghiệp này quyết định rút hàng khỏi siêu thị và dự định liên kết một số doanh nghiệp cùng chí hướng mở kênh bán lẻ tiện lợi. Trước mắt sẽ ưu tiên bán sản phẩm của doanh nghiệp mình, trong tỉnh mình tiến tới mở rộng bán các sản phẩm của khu vực.
Dự án sắp ra mắt và định hướng phát triển chuỗi cửa hàng trong và ngoài tỉnh. Ý tưởng này đang nhận được nhiều sự ủng hộ của lãnh đạo tỉnh, các doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng chờ đợi có thêm địa chỉ mua hàng tin cậy “hàng địa phương chất lượng cao, đảm bảo tiêu chuẩn”, cung cách phục vụ chuyên nghiệp…
Hiện nay, mô hình cửa hàng tiện lợi (mở cửa 24 giờ/ngày) đang phát triển rất nhanh ở nước ta, nhất là ở các thành phố lớn với sự chiếm ưu thế của các doanh nghiệp nước ngoài.
Các cửa hàng truyền thống và các sạp chợ hiện không chỉ cạnh tranh với mô hình siêu thị hiện đại mà còn phải đối phó với các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thực phẩm của nhà bán lẻ nước ngoài.
Chẳng hạn, các chuỗi cửa hàng tiện lợi của Nhật không chỉ là nơi để các doanh nghiệp nước này nghiên cứu về lối sống, năng lực chi tiêu của người tiêu dùng ở Việt Nam mà còn có thể phát triển các dịch vụ tài chính, thanh toán điện tử, phim ảnh, âm nhạc, văn hóa, du lịch,...
Trong khi đó, nói về phân khúc cửa hàng tiện lợi, giới phân tích cho rằng đó là cuộc đua đường dài. Các nhà bán lẻ dự đoán thị trường Việt Nam 8-10 năm tới có thể có tới 15.000 cửa hàng tiện lợi so với con số hơn 1.000 hiện nay.
LÝ AN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin