Vừa rồi, khi đọc bài "Vốn ngân hàng "chọn" doanh nghiệp (DN) có nhu cầu thật" trên Báo Vĩnh Long, một số độc giả cho rằng đó là "chuyện cũ" rồi và chỉ nói một khía cạnh, còn thực tế ngân hàng không có nhiều lựa chọn.
Vừa rồi, khi đọc bài “Vốn ngân hàng “chọn” doanh nghiệp (DN) có nhu cầu thật” trên Báo Vĩnh Long, một số độc giả cho rằng đó là “chuyện cũ” rồi và chỉ nói một khía cạnh, còn thực tế ngân hàng không có nhiều lựa chọn.
Bởi vì hiện nay, sản xuất kinh doanh chưa nhiều thuận lợi, đầu ra khó khăn và DN gói gọn hoạt động chứ không đầu tư, mở rộng thêm.
Tình hình chung hoạt động của DN trên địa bàn tỉnh đã cho thấy không có nhiều nhân tố phát triển mới trong năm 2015. Trong khi những DN, ngành nghề “trụ đỡ” của nền kinh tế, như lương thực, gạch gốm, bất động sản… không còn mạnh và ngân hàng khó thể tiếp tục đầu tư khi thiếu phương án kinh doanh khả thi.
Một giám đốc ngân hàng thương mại phân ra 3 loại DN: DN nhỏ có vốn dưới 5 tỷ đồng đang hoạt động khá hiệu quả nhưng lại ít có nhu cầu vay vốn thêm; DN vừa đang rơi vào thế khó khăn, phương án kinh doanh ít khả thi thì ngân hàng khó đầu tư và một số DN đang hoạt động rất tốt được các ngân hàng “săn đón” xếp hàng chờ phục vụ.
Vấn đề không còn là việc tiếp cận vốn dễ hay khó, lãi suất cao hay thấp mà quan trọng là sản xuất đang “bí” đầu ra. Với mức cho vay sản xuất kinh doanh khoảng 10%/năm (DN tốt lãi suất vay chỉ 5%/năm), thì lãi suất không còn là vấn đề của DN nữa. Nhiều chương trình của năm cho vay sản xuất kinh doanh ưu đãi tại vài ngân hàng đã sớm “hết hiệu lực” dù chưa tới thời điểm 31/12, vì DN hấp thu vốn quá ít.
Trong khi diễn biến hiện nay là ngân hàng đã chuyển nhiều hơn sang mảng cho vay tiêu dùng: mua ôtô, mua mới và sửa chữa nhà cửa, cho vay tín chấp CB-CNVC, đầu tư nông nghiệp nông thôn… Ngoài giảm thiểu rủi ro, việc chia nhỏ đồng vốn (thay vì đầu tư trọn gói một vài dự án lớn) là cách ngân hàng muốn tiệm cận đông đảo người tiêu dùng hơn và khai thác đối tượng tiềm năng này.
Bido2_40.com
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin