Phòng trị bệnh thối gốc chảy nhựa trên mít

07:07, 25/07/2023

Gần đây vườn mít của tôi bị bệnh thối gốc chảy nhựa khiến mít giảm năng suất. Xin Bạn Nhà nông hướng dẫn cách phòng trị hiệu quả.  

Gần đây vườn mít của tôi bị bệnh thối gốc chảy nhựa khiến mít giảm năng suất. Xin Bạn Nhà nông hướng dẫn cách phòng trị hiệu quả.  

Phạm Thanh Lộc

(xã Tân Hưng, huyện Bình Tân)

Anh Lộc mến!

Bệnh thối gốc, chảy nhựa được xem là một trong những vấn đề đáng quan tâm vì nó có thể làm chết cây, giảm năng suất cũng như chất lượng thương phẩm của trái mít. Nguyên nhân gây bệnh được xác định là do cây bị nhiễm nấm phytophthora palmivora.

Vào mùa mưa, dưới gốc thân hoặc trên cành lớn của cây mít hay bị chảy nhựa mủ màu nâu đỏ. Khi bóc lớp vỏ ở chỗ bị bệnh sẽ thấy phần gỗ phía dưới có màu hồng nhạt và có những đốm màu hơi tím, viền gợn sóng.

Nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời bệnh sẽ lan rộng ra xung quanh, sau vài tháng có thể bao kín hết cả chu vi gốc, làm cho rễ bị thối, đến lúc này lá trên ngọn bị vàng và rụng, sau đó các lá phía dưới cũng bị vàng và rụng dần dần làm chết cây. Nấm bệnh cũng có thể làm thối trái. Bệnh thường gây hại nhiều trong mùa mưa, những vườn đất thấp ẩm ướt, cỏ rác, lá cây…

Cách phòng hữu hiệu nhất là trồng cây trên nền đất cao ráo, thoát nước tốt. Vệ sinh vườn, thu gom sạch thân, cành, lá và nhất là rễ của cây trồng cũ trong vườn, đặc biệt là với những cây bị bệnh đem đi đốt. Phải lên luống cao, hình mai rùa để có thể thoát nước tốt trong mùa mưa. Ở những vùng đất thấp phải có hệ thống bờ bao xung quanh để có thể kịp thời bơm nước ra khỏi vườn khi cần thiết để đảm bảo vườn luôn khô ráo.

Bón phân cân đối, với những vườn cây đang bị bệnh cần giảm bớt lượng phân đạm. Nếu bị bệnh nặng có thể ngưng hẳn việc bón phân đạm, chờ đến khi hết bệnh mới bón đạm trở lại, đồng thời bón bổ sung thêm phân lân và kali.

Sử dụng phân hữu cơ trộn với nấm trichoderma như SUN (achacomix) hoặc Vi-ĐK để phòng bệnh. Kiểm tra vườn cây thường xuyên để phát hiện sớm chỗ bị bệnh khi chúng còn chưa lan rộng. Dùng dao tách cạo bỏ hết phần vỏ để làm sạch chỗ bị bệnh (nhớ thu gom chỗ vỏ bị bệnh vừa cạo ra khỏi vườn và tiêu hủy). Dùng thuốc bôi lên thân” liều lượng 10cc/1 lít nước.

Phun và kết hợp tưới ngừa xung quanh gốc với các loại thuốc như Dovatracol 72WP hoặc Dovatop 400SC kết hợp với thuốc đặc trị vi khuẩn Diebiala 20SC để hạn chết vi khuẩn tấn công. Có thể phun hoặc tưới lặp lại sau 7 ngày nếu bệnh nặng hoặc phun và tưới định kỳ với các vườn mới trồng khi cây khoảng năm tuổi.  

BẠN NHÀ NÔNG

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh