Theo Sở Nông nghiệp-PTNT, thời gian qua, chất lượng đàn bò được duy trì và phát triển theo hướng lai tạo với các giống bò ngoại chuyên thịt; chăn nuôi nông hộ chiếm chủ yếu với hình thức tận dụng các bờ bao, diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả để trồng cỏ kết hợp với tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như rơm khô, thân cây bắp, vỏ khóm, bã đậu nành, hèm bia,… mang lại hiệu quả ổn định, tận dụng lao động nhàn rỗi, giúp cải thiện kinh tế hộ gia đình.
Theo Sở Nông nghiệp-PTNT, thời gian qua, chất lượng đàn bò được duy trì và phát triển theo hướng lai tạo với các giống bò ngoại chuyên thịt; chăn nuôi nông hộ chiếm chủ yếu với hình thức tận dụng các bờ bao, diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả để trồng cỏ kết hợp với tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như rơm khô, thân cây bắp, vỏ khóm, bã đậu nành, hèm bia,… mang lại hiệu quả ổn định, tận dụng lao động nhàn rỗi, giúp cải thiện kinh tế hộ gia đình.
Tuy nhiên, các tháng đầu năm, nguồn thức ăn thô xanh và rơm ngày càng khan hiếm nên chăn nuôi bò phát triển chậm lại. Tính đến tháng 6/2023, đàn bò của tỉnh có 78.000 con, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm trước. Giá bò hơi dao động từ 84.000-85.000 đ/kg, giảm 1.000-2.000 đ/kg so với cùng kỳ. So với giá thành sản xuất bình quân là 50.000-55.000 đ/kg thì người nuôi hiện có lãi từ 30.000-35.000 đ/kg.
NGUYÊN KHANG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin