Theo Sở Nông nghiệp- PTNT tỉnh, đến đầu tháng 6/2022, ước tổng diện tích vườn cây lâu năm của toàn tỉnh là trên 63.500ha, tăng trên 2.500ha hay tăng 4,1% so cùng kỳ. Trong đó, có trên 63.100ha vườn cây ăn trái như: cam sành, bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, sầu riêng, mít…
+ Diện tích trồng cam tăng 12,19%
Theo Sở Nông nghiệp- PTNT tỉnh, đến đầu tháng 6/2022, ước tổng diện tích vườn cây lâu năm của toàn tỉnh là trên 63.500ha, tăng trên 2.500ha hay tăng 4,1% so cùng kỳ. Trong đó, có trên 63.100ha vườn cây ăn trái như: cam sành, bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, sầu riêng, mít…
Thời gian qua do giá cam sành ở mức khá cao và ổn định nên phong trào trồng cam sành trên đất lúa phát triển nhanh, nhất là ở các huyện như: Trà Ôn, Tam Bình và Vũng Liêm. Hiện toàn tỉnh có 15.458ha cam sành, tăng 12,19% hay tăng trên 1.600ha; diện tích trồng xoài tăng 1,61%; diện tích trồng chuối tăng 1,65%,…
Theo khuyến cáo của ông Nguyễn Văn Liêm- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp- PTNT: Trong mùa mưa bão thì những yếu tố về môi trường thường tác động gây bất lợi cho các vườn cây ăn trái, đặc biệt là những vườn xử lý ra hoa nghịch vụ thì càng chịu tác động bởi yếu tố thời tiết nhiều hơn. Ngoài ra, trong mùa mưa sức khỏe của cây bị ảnh hưởng nhiều, cây thiếu ánh sáng quang hợp để tổng hợp chất đường bột nhằm tạo ra năng lượng để nuôi cây.
Do đó, cần tiếp tục áp dụng các biện pháp canh tác và bảo vệ thực vật để chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại cho cây ăn trái thật tốt. Tránh tình trạng thâm canh quá mức làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sau thu hoạch. Đặc biệt, cần tăng cường sử dụng phân hữu cơ góp phần giúp đất tơi xốp, giữ ẩm tốt, ổn định pH, tăng độ phì nhiêu cho đất và nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng tốt cho nhu cầu thị trường hiện nay.
THẢO LY
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin