Đó là mô hình trồng dưa hấu tết trên đất ruộng vụ Đông Xuân và rau màu các loại vụ Xuân Hè (xã Tân Hưng), với khoảng 200ha, lãi 150- 200 triệu đồng/ha. Mô hình trồng hoa huệ ở các xã Tân An Thạnh, Tân Bình và Tân Lược, sau khi trồng 8 tháng sẽ thu hoạch ổn định, lời từ 50- 80 triệu đồng/ha.
Huyện Bình Tân đang giảm diện tích trồng lúa kém hiệu quả, tăng diện tích trồng màu và cây ăn trái để nâng cao hiệu quả trên cùng diện tích canh tác. |
Đó là mô hình trồng dưa hấu tết trên đất ruộng vụ Đông Xuân và rau màu các loại vụ Xuân Hè (xã Tân Hưng), với khoảng 200ha, lãi 150- 200 triệu đồng/ha. Mô hình trồng hoa huệ ở các xã Tân An Thạnh, Tân Bình và Tân Lược, sau khi trồng 8 tháng sẽ thu hoạch ổn định, lời từ 50- 80 triệu đồng/ha.
Huyện Bình Tân còn có mô hình trồng rau trong nhà lưới ở xã Tân Bình, với khoảng 22ha, lời 150- 200 triệu đồng/ha/năm. Mô hình trồng mít, sầu riêng, khoảng 300ha tại các xã, lời 400- 500 triệu đồng/ha/năm.
Các xã Tân Bình, Tân Quới, Tân Lược và Tân An Thạnh còn có mô hình chuyên canh hành lá, khoảng 1.000ha, lợi nhuận 100- 120 triệu đồng/ha/vụ. Xã Tân Hưng, Tân Lược, Tân An Thạnh có mô hình chăn nuôi bò, dê để tận dụng phụ phẩm trong ngành trồng trọt, đang phát triển khá.
Ông Nguyễn Văn Tập- Chủ tịch UBND huyện Bình Tân- cho biết, huyện Bình Tân có tiềm năng, lợi thế phát triển để thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển các sản phẩm chủ lực của huyện là 3 cây (khoai lang, hành lá, cây có múi) và 3 con (heo, bò, cá tra). Huyện vận động nhân dân đưa cây màu xuống ruộng, chủ trương rải giống, rải vụ đối với cây khoai lang và chuyển đổi cơ cấu cây trồng đáp ứng nhu cầu thị trường… Qua đó, đã xây dựng được nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tin, ảnh: XUÂN TƯƠI
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin