Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp- PTNT, đến giữa tháng 8/2021, tổng diện tích vườn cây lâu năm của toàn tỉnh là 61.479ha (tăng 4,8% hay 2.804ha so với cùng kỳ năm ngoái).
Cây mít phát triển mạnh trên đất ruộng ở huyện Mang Thít. |
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp- PTNT, đến giữa tháng 8/2021, tổng diện tích vườn cây lâu năm của toàn tỉnh là 61.479ha (tăng 4,8% hay 2.804ha so với cùng kỳ năm ngoái).
Trong đó có 60.883ha cây ăn trái chuyên canh như: cam sành, bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, chôm chôm, sầu riêng, nhãn, xoài, thanh long, mít,...
Diện tích cây mít và cam sành vẫn tăng mạnh do chúng thích nghi tốt với điều kiện thổ nhưỡng của tỉnh, dễ chăm sóc và hiệu quả kinh tế còn cao. Cây mít phát triển mạnh nhất tại 2 huyện Bình Tân và Mang Thít; còn cam sành có nhiều nhất ở huyện Trà Ôn, Tam Bình và Vũng Liêm.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên một số loại cây ăn trái gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, nông dân phải neo trái. Sở Nông nghiệp- PTNT khuyến cáo nhà vườn nên áp dụng các giải pháp kỹ thuật như: bổ sung phân trung vi lượng, phân hữu cơ hoặc một số sản phẩm điều hòa sinh trưởng có bán trên thị trường hiện nay (như Bo, Si, Ca, GA3,...) nhằm giúp kéo dài thời gian thu hoạch, giảm sự hư hỏng và giúp giảm thất thoát trong thời gian không có thương lái đến mua. Ứng dụng clorua canxi (CaCl) 1% sau thu hoạch giúp làm chậm quá trình chín và già, kéo dài thời gian bảo quản, duy trì độ săn chắc của nhiều loại trái cây.
Tin, ảnh: MỸ TRUNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin