Tôi đang nuôi bồ câu Pháp mô hình nuôi nhốt. Tôi muốn phun thuốc sát trùng chuồng trại phòng bệnh đậu cho bồ câu mà không rành kỹ thuật, thuốc nào phù hợp. Nhờ Bạn nhà nông hướng dẫn.
Tôi đang nuôi bồ câu Pháp mô hình nuôi nhốt. Tôi muốn phun thuốc sát trùng chuồng trại phòng bệnh đậu cho bồ câu mà không rành kỹ thuật, thuốc nào phù hợp. Nhờ Bạn nhà nông hướng dẫn.
Hồ Công Danh
(Đông
Anh Danh mến! Phòng bệnh đậu cho bồ câu, ngoài việc vệ sinh chuồng trại thì việc vệ sinh ổ đẻ cho chim bồ câu là hết sức quan trọng, nhất là trong giai đoạn nuôi chim non, phân thải trực tiếp tại ổ đẻ.
Do đó, ổ đẻ phải có rơm khô lót. Anh thường xuyên phải thay lớp lót ổ này 2 lần/1 tuần để tránh độ ẩm không khí cao tạo điều kiện vi rút gây bệnh đậu và bọ mạt phát triển. Ngoài ra, anh cần vệ sinh, quét dọn hàng ngày đối với các dãy chuồng, khu vực xung quanh chuồng và các lối đi. Trong điều kiện không có dịch bệnh, định kỳ phun thuốc sát trùng 2 tuần 1 lần đối với toàn bộ khu trại, kể cả khu vực đệm. Lưu ý, không được phun qua loa, phải phun ướt đẫm với lượng 1 lít dung dịch/1m2. Thu dọn phân chim hàng ngày. Rửa máng ăn uống 2- 3 lần/1 tuần. Không cho chim ăn thức ăn đã ẩm mốc. Cho chim uống bằng nước sạch và thay mới nước mỗi ngày. Vào mùa hè nên bổ sung thêm chất điện giải cho chim uống để tăng cường khả năng chống nóng và giải độc. Định kỳ 6 tháng chủng ngừa bệnh cho chim bằng vắc xin 3 loại (Lasota, Gumboro, Marek). Tháng/1 lần sử dụng thuốc Five- Amoxcin + vắc xin ILT- Laringo (phối trộn vào thức ăn hoặc pha nước cho chim uống để phòng bệnh Ecoli và viêm thanh khí quản).
Về thuốc sát trùng, anh có thể sử dụng một trong các loại thuốc sát trùng phổ biến như: VikonS, Benkocid, Chloramin B, Iodine. Liều dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Chúc anh thành công!
BẠN NHÀ NÔNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin