Theo GS. TS. Nguyễn Văn Thu- Bộ môn Chăn nuôi (thuộc Khoa Nông nghiệp- Trường ĐH Cần Thơ), hạn, mặn ảnh hưởng xấu đến chăn nuôi bởi làm giảm nguồn thức ăn của gia súc gia cầm (từ nông sản), thiếu nguồn nước ngọt dẫn đến vật nuôi giảm sức khỏe, nhiễm bệnh.
Theo GS. TS. Nguyễn Văn Thu- Bộ môn Chăn nuôi (thuộc Khoa Nông nghiệp- Trường ĐH Cần Thơ), hạn, mặn ảnh hưởng xấu đến chăn nuôi bởi làm giảm nguồn thức ăn của gia súc gia cầm (từ nông sản), thiếu nguồn nước ngọt dẫn đến vật nuôi giảm sức khỏe, nhiễm bệnh.
Trong điều kiện thiếu nước ngọt, nếu gia súc gia cầm uống phải nước bị nhiễm mặn sẽ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Nếu sử dụng nước có độ mặn vượt ngưỡng chịu đựng thời gian dài, vật nuôi có thể bị ngộ độc, biến chứng nghiêm trọng về thận.
Khi đó, sức đề kháng giảm- tạo điều kiện thuận lợi để các vi sinh vật có hại xâm nhập gây ra các bệnh nguy hiểm như bệnh dịch tả, cúm, E.Coli, tụ huyết trùng,… Nếu bệnh nặng vật nuôi sẽ chết.
Do vậy, để thích ứng trong hoàn cảnh hạn hán và nhiễm mặn hàng năm, chăn nuôi cần thiết phải có sự chuyển đổi về các mô hình chăn nuôi để nâng cao khả năng thích ứng.
Trong đó, cần lựa chọn những giống vật nuôi phù hợp với địa phương, thích ứng hạn, mặn và dịch bệnh để phát triển; lựa chọn mô hình chăn nuôi công nghiệp mới, mô hình chăn nuôi thông minh.
SÔNG HẬU
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin