Ông Lê Thanh Tùng- Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp- PTNT) cho biết: Tính chất đặc biệt nguy hiểm của vi rút gây bệnh và bệnh dịch tả heo Châu Phi là không có vắc xin phòng, không có thuốc trị, vi rút tồn tại lâu trong môi trường.
Ông Lê Thanh Tùng- Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp- PTNT) cho biết: Tính chất đặc biệt nguy hiểm của vi rút gây bệnh và bệnh dịch tả heo Châu Phi là không có vắc xin phòng, không có thuốc trị, vi rút tồn tại lâu trong môi trường.
Việc tái đàn khó kiểm soát cũng kèm theo nguy cơ tái dịch tại những cơ sở, hộ chăn nuôi không bảo đảm an toàn sinh học.
Do đó, một trong những biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi heo để phòng chống bệnh dịch tả heo Châu Phi quan trọng nhất là khâu vệ sinh chăn nuôi và kiểm soát người ra, vào chuồng nuôi.
Cụ thể, phải hạn chế tối đa người ngoài ra, vào khu vực chuồng nuôi; trước khi ra vào khu chăn nuôi phải thay bảo hộ lao động, sát trùng tay, nhúng ủng hoặc giày, dép vào hố khử trùng; định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi, chuồng nuôi ít nhất 2 tuần/lần,…
Bên cạnh đó, phải kiểm soát phương tiện vận chuyển, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi. Nguồn nước cho chăn nuôi heo phải đảm bảo an toàn, nếu sử dụng nước giếng khoan hoặc nước sông phải có bể chứa và khử trùng nước trước khi sử dụng. Đồng thời, phòng bệnh bắt buộc cho heo bằng vắc xin đối với một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: lở mồm long móng, tụ huyết trùng, tai xanh,…
THẢO LY
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin