Theo kế hoạch năm 2019, toàn huyện phát triển diện tích vườn cây ăn trái đến cuối năm là 8.190ha, đẩy mạnh phát triển diện tích vườn cam sành, đảm bảo quy trình kỹ thuật. Theo đó, huyện tập trung xây dựng mô hình liên kết chuỗi trong sản xuất cam sành (100ha) ở xã Bình Ninh, Loan Mỹ.
Theo kế hoạch năm 2019, toàn huyện phát triển diện tích vườn cây ăn trái đến cuối năm là 8.190ha, đẩy mạnh phát triển diện tích vườn cam sành, đảm bảo quy trình kỹ thuật. Theo đó, huyện tập trung xây dựng mô hình liên kết chuỗi trong sản xuất cam sành (100ha) ở xã Bình Ninh, Loan Mỹ.
Huyện tập trung phối hợp với các ngành tỉnh: Trung tâm Giống nông nghiệp, Chi cục Quản lý chất lượng nông- lâm sản và thủy sản, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh triển khai các dự án hỗ trợ cho Hợp tác xã Cam sành Khánh Nhân và nông dân trong mô hình liên kết chuỗi, tập trung sản xuất an toàn, sản xuất đạt chứng nhận VietGAP để bao tiêu sản phẩm.
Phối hợp với Hội Nông dân và Hội Cựu chiến binh huyện vận động nông dân thực hiện mô hình liên kết chuỗi trong sản xuất cam sành.
Bên cạnh đó, huyện hỗ trợ xây dựng mỗi xã có 1 diện tích vườn mẫu. Tập trung xây dựng các mô hình trên các loại cây ăn trái có giá trị cao như: cam sành, thanh long, bưởi da xanh, sầu riêng,…
Tiếp tục chỉ đạo cải tạo vườn kém hiệu quả, khuyến khích người dân trồng các loại cây ăn trái phù hợp với thị trường, điều kiện gia đình và theo quy hoạch của địa phương. Tăng cường tập huấn hướng dẫn nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và phòng trừ sâu bệnh.
Củng cố tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp phát triển diện tích, đảm bảo quy trình kỹ thuật, hướng tới xây dựng mô hình cánh đồng lớn trên vườn cây ăn trái như: cam sành (Bình Ninh, Ngãi Tứ, Loan Mỹ…), xoài (Tân Phú, Long Phú, Song Phú,...), thanh long (Hậu Lộc, Mỹ Lộc, Song Phú,... ).
NGUYỄN MINH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin