Tín hiệu vui từ những dự án thủy lợi

05:05, 14/05/2019

UBND tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch tổ chức Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai năm 2019 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, các hoạt động hưởng ứng diễn ra từ 15- 22/5, bên cạnh hoạt động tuyên truyền thì một trong những nội dung chính được xác định là tăng cường công tác kiểm tra, rà soát và thực hiện các biện pháp nâng cao an toàn cho hệ thống công trình phòng chống thiên tai

UBND tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch tổ chức Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai năm 2019 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, các hoạt động hưởng ứng diễn ra từ 15- 22/5, bên cạnh hoạt động tuyên truyền thì một trong những nội dung chính được xác định là tăng cường công tác kiểm tra, rà soát và thực hiện các biện pháp nâng cao an toàn cho hệ thống công trình phòng chống thiên tai.

Hệ thống kinh trục Mây Phốp- Ngã Hậu được nạo vét là một giải pháp trữ ngọt hiệu quả trong
Hệ thống kinh trục Mây Phốp- Ngã Hậu được nạo vét là một giải pháp trữ ngọt hiệu quả trong

Những năm gần đây, các loại thiên tai như hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường, sạt lở diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn. Trong tỉnh, năm 2018, triều cường đã gây tràn, sạt lở hơn 4.000km bờ bao, ảnh hưởng đến hơn 3.000ha lúa, rau màu, vườn cây ăn trái và ao nuôi thủy sản.

Tổng thiệt hại khoảng 33 tỷ đồng. Xảy ra 221 tuyến- điểm sạt lở trong nội đồng và sông chính, làm mất trên 11.500m bờ sông, kinh rạch và các công trình đê bao, đường nông thôn.

Những tháng đầu năm nay, xảy ra 2 điểm sạt lở với tổng chiều dài 120m. Cụ thể, sạt lở bờ sông thuộc Tổ 8, ấp Tân Hưng (xã Tân Hòa- TP Vĩnh Long) với chiều dài 60m, rộng 10m làm sụp đường đan, tuy không gây thiệt hại về người và tài sản nhưng làm ách tắc giao thông của người dân trong khu vực.

Chi cục Thủy lợi phối hợp cùng với Phòng Kinh tế TP Vĩnh Long đề nghị địa phương tổ chức cắm biển cảnh báo sạt lở nguy hiểm và che chắn tạm ngăn không cho người dân và phương tiện qua lại khu vực này, vận động các chủ cơ sở nuôi thủy sản lồng, bè di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm, thông báo cho người dân biết về tình hình sạt lở và thường xuyên theo dõi diễn biến sạt lở tại khu vực này để ứng phó kịp thời.

Trước đó, bờ bao sông Đông Thành (TX Bình Minh) cũng bị sạt lở dài 60m, rộng 8- 10m làm sụp đường đan xuống sông, ảnh hưởng 2 hộ dân. Điểm sạt lở này thuộc dự án hệ thống thủy lợi phục vụ các xã nông thôn mới thuộc khu vực 3 xã Đông Thành, Đông Thạnh (TX Bình Minh) và xã Ngãi Tứ (Tam Bình), đến nay đoạn bờ bao đã được khắc
phục xong.

Để nâng cao khả năng thích ứng với những diễn biến phức tạp của thiên tai, tỉnh đã quy hoạch và triển khai nhiều dự án thủy lợi lớn. Đầu năm 2019, công trình cống Vũng Liêm thuộc dự án chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững vùng ĐBSCL.

Quy mô thiết kế cống gồm 3 khoang vận hành đóng mở tự động bằng xi lanh thủy lực, trên mặt cống là cầu giao thông. Khi dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần hoàn thiện các phương án ngăn mặn, trữ ngọt cho toàn bộ hệ thống thủy lợi Nam sông Măng Thít.

Một trong những công trình trọng điểm cũng đã được triển khai là tuyến kinh trục cấp ngọt Mây Phốp- Ngã Hậu. Đây cũng là công trình thuộc hệ thống thủy lợi Nam sông Măng Thít, dẫn nước ngọt từ Vĩnh Long xuống Trà Vinh với chiều dài hơn 24km. Hạng mục thi công chính là nạo vét, khơi thông dòng chảy, kết hợp với xây dựng các công trình giao thông đồng bộ những nơi công trình đi qua.

Tuy có hệ thống sông ngòi và vùng tiếp nước ngọt phong phú, nhưng một trong những hạn chế lớn của hệ thống thủy lợi của tỉnh là thiếu khả năng tiếp và dự trữ nước ngọt khi hạn gay gắt, mặn xâm nhập sâu và kéo dài. Do đó, hệ thống kinh trục Mây Phốp- Ngã Hậu được nạo vét sẽ tạo được nước tích trữ trong các kinh rạch nội đồng tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và dân sinh.

Theo ông Lưu Nhuận- Chánh Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, trước đây khi chưa đầu tư các công trình trên thì việc kiểm soát mặn chỉ thực hiện bằng việc lấy nước ngọt dựa theo thủy triều nên cũng không chủ động được nguồn ngọt phục vụ cho sản xuất dân sinh.

Hệ thống kinh trục Mây Phốp- Ngã Hậu được nạo vét là một giải pháp trữ ngọt hiệu quả trong điều kiện hạn, mặn. Sau khi mặn xuất hiện thì tất cả các cửa cống được đóng lại, phía sau cống hình thành các hồ chứa, đảm bảo đủ nước ngọt phục vụ cho khu vực Vũng Liêm và Trà Ôn khi có mặn xâm nhập.

Từ cuối năm 2018, dự án đê bao sông Măng Thít cũng được triển khai giai đoạn 2. Đây là hệ thống công trình lớn đi qua địa bàn 4 huyện Mang Thít, Vũng Liêm, Tam Bình và Trà Ôn. Quy mô toàn tuyến đê bao dài gần 43km, cao trình +2,6m, chiều rộng mặt đê 5m kết hợp giao thông nông thôn mặt đường 3,5m, công trình có 17 cống hở, 96 cống ngầm, xây dựng trên 2.335m kè bảo vệ bờ sông kết hợp đường giao thông, cây xanh, vỉa hè.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh kiểm tra thi công công trình thủy lợi phục vụ phòng chống hạn, mặn tại huyện Vũng Liêm.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh kiểm tra thi công công trình thủy lợi phục vụ phòng chống hạn, mặn tại huyện Vũng Liêm.

Mục tiêu đầu tư của dự án này nhằm chủ động ngăn lũ, triều cường, kiểm soát mặn, tiêu thoát nước bảo vệ sản xuất, giảm tổn thất do biến đổi khí hậu, phát triển giao thông, bảo vệ môi trường sinh thái cũng như phát triển sản xuất nông nghiệp.

Ông Lưu Nhuận cho biết thêm, đê bao sông Măng Thít đem lại lợi ích rất lớn, nhất là trong sản xuất nông nghiệp, đê bao được hoàn thành sẽ kết nối với các công trình thủy lợi các địa phương mà hệ thống công trình đi qua, đảm bảo chủ động nguồn nước cho sản xuất góp phần thu hút đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp.

Đây là dự án thủy lợi lớn của tỉnh từ trước đến nay, sau khi dự án hoàn thành sẽ đảm bảo ngăn mặn, trữ ngọt, phòng chống lũ và phục vụ cho khoảng 60.000ha đất sản xuất.

Bài, ảnh: THÀNH LONG

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh