Đó là kết quả của chuyên đề "Kết quả phân tích tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật trên rau, củ tại Vĩnh Long". Chuyên đề nằm trong khuôn khổ đề tài "Xây dựng quy trình xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phổ biến trong rau củ tại Vĩnh Long bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao- HPLC" do PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Vân (ĐH Cần Thơ) làm chủ nhiệm.
Đó là kết quả của chuyên đề “Kết quả phân tích tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật trên rau, củ tại Vĩnh Long”. Chuyên đề nằm trong khuôn khổ đề tài “Xây dựng quy trình xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phổ biến trong rau củ tại Vĩnh Long bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao- HPLC” do PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Vân (ĐH Cần Thơ) làm chủ nhiệm.
Số loại thuốc trừ sâu sử dụng có sự khác biệt giữa nông dân sản xuất hợp tác xã và tự sản xuất. Trong ảnh: Nông dân sản xuất củ cải trắng VietGAP ở Long Mỹ. |
Thực hiện chuyên đề, sau thời gian phân tích tồn lưu 10 loại thuốc bảo vệ thực vật phổ biến trên rau, củ thu hái trên 180 hộ dân thuộc 6 xã (Thuận An, Tân Bình, Tân Lược, Phước Hậu, Thanh Đức, Long Mỹ), nhóm nghiên cứu đã rút ra kết luận là tất cả các hộ nông dân trồng rau đều có ý thức về đảm bảo thời gian cách ly theo quy định của Bộ Nông nghiệp- PTNT.
Đồng thời, kết quả phân tích thống kê cho thấy có mối liên quan giữa số loại thuốc trừ sâu nhiễm trên mỗi loại rau và việc tham gia hợp tác xã là hộ nông dân trồng trong hợp tác xã có số loại thuốc trừ sâu sử dụng thấp hơn của hộ nông dân tự trồng…
Tin, ảnh: KHÁNH NGUYỄN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin