Nếu 2017 là năm chứng kiến sự phát triển tốt của cá tra về giá cả, sản lượng, thị trường xuất khẩu thì 2018 là năm ghi dấu cá tra thực sự thắng lớn bởi xuất khẩu đạt kỷ lục, giá bán chạm mức cao nhất trong lịch sử…
Nếu 2017 là năm chứng kiến sự phát triển tốt của cá tra về giá cả, sản lượng, thị trường xuất khẩu thì 2018 là năm ghi dấu cá tra thực sự thắng lớn bởi xuất khẩu đạt kỷ lục, giá bán chạm mức cao nhất trong lịch sử…
Năm 2018, cá tra nguyên liệu dao động ở mức cao và lập nhiều đỉnh giá mới. |
Cá tra xác lập nhiều kỷ lục mới
Trúng đậm đợt thu hoạch cuối năm, một hộ có gần 1ha diện tích nuôi cá tra ở huyện Mang Thít phấn khởi “giá cá năm nay cao nên lời khá”. Theo phân tích của hộ này, tùy theo người nuôi, nếu quản lý chặt thì với giá tầm 30.000 đ/kg, hộ nuôi có thể lời 10.000 đ/kg.
Ông Nguyễn Chí Quyết- Phó Chủ tịch UBND huyện Mang Thít- cho biết: Từ năm ngoái đến nay, cá tra “thắng lớn”. Hộ nào nuôi chừng 1ha mặt nước là kiếm được tiền tỷ.
Với điều kiện tự nhiên tương đối phù hợp là nằm ven sông lớn, con cá tra đã được huyện Mang Thít định hướng quy hoạch phát triển sớm (từ năm 2005). Trong thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp huyện, cá tra được chọn là 1 trong 3 con thế mạnh để tập trung khuyến khích đầu tư. Năm 2018, cá tra đạt giá trị cao nhất trong nông nghiệp. So năm trước, diện tích thả nuôi tăng 13ha, sản lượng tăng gần 1.600 tấn.
Chế biến cá tra theo hướng tinh chế sẽ giúp nâng cao hơn giá trị con cá của dòng Mekong. |
Theo Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp- PTNT), diện tích nuôi cá tra toàn tỉnh năm 2018 khoảng 456ha, tương đương năm trước nhưng sản lượng đạt gần 87.000 tấn- vượt kế hoạch năm (80.000 tấn) và tăng hơn 10.500 tấn so cùng kỳ.
Dù lên xuống theo thời điểm nhưng nhìn chung trong năm giá cá nguyên liệu tại ao luôn ở mức cao, nhiều lần vượt mức 30.000 đ/kg nên người nuôi có lời vài ngàn đồng mỗi kilogam. Cuối tháng 9/2018, cá tra chính thức được xác lập đỉnh giá mới: 35.000 đ/kg. Đây là mức giá “chưa từng có” trong lịch sử phát triển con cá vùng châu thổ này.
Trong khi khu vực nuôi sôi động thì lãnh đạo một doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra của tỉnh cho hay: “Trong năm, dù gặp không ít khó khăn trong mở rộng thị trường, bị cạnh tranh không lành mạnh… nhưng tình hình xuất khẩu vẫn tốt”.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp- PTNT Nguyễn Xuân Cường, 2018 là năm đầu tiên xuất khẩu cá tra đột phá, dự báo hơn 2 tỷ USD. Qua 20 năm hình thành và phát triển, con cá tra của ĐBSCL đã trở thành ngành hàng có bước phát triển vượt bậc…
Trao đổi với phóng viên Báo Vĩnh Long, ông Võ Hùng Dũng- Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Cá tra Việt Nam- nhận định: “Con cá tra đã vượt qua được những gian nan của những năm 2011- 2015. Nỗ lực của các năm để 2017 là năm rất tốt cho cá tra, tiếp tục cho tới nay”.
Theo đó, hiện ngoài thị trường của Châu Âu, của Mỹ trước đây thì có thêm thị trường Trung Quốc, ASEAN và phục hồi thị trường Nam Mỹ…
Đặc biệt, thị trường Trung Quốc giữ nhịp tăng trưởng tốt 3 năm nay. Mặt khác, “ám ảnh” về Đạo luật Nông trại Farm Bill đã tan biến vì vừa qua, việc công nhận cá tra Việt Nam có sự tương đồng với việc nuôi tại Mỹ thì thị trường xuất sang Mỹ tăng trở lại. Đó là những dấu hiệu tốt cho cá tra Việt Nam trong năm 2018, nhìn về năm 2019.
Đẩy mạnh liên kết, đa dạng thị trường
Ông Nguyễn Chí Quyết cho hay, giai đoạn khó khăn, toàn huyện Mang Thít có đến 50% “treo ao”. Cuối năm 2016 thì có dấu hiệu khởi sắc. Đến nay, hầu hết các ao nuôi đã được “phục hồi”. Nếu như trước kia các hộ nuôi chủ yếu theo dạng tự phát thì hiện đã có định hướng rõ ràng, có liên kết trong sản xuất và tiêu thụ.
Hiện huyện đang đề nghị Sở Nông nghiệp- PTNT và các phòng ban liên quan hỗ trợ nông dân định hướng sản xuất theo các tiêu chuẩn, đẩy mạnh liên kết theo chuỗi giá trị.
Tính đến nay, toàn tỉnh có 97,7% diện tích mặt nước hiện đang nuôi cá tra thương phẩm đạt các tiêu chuẩn quốc tế và VietGAP. Số cơ sở nuôi có liên kết trong sản xuất ngày càng tăng. Hướng tới, ngành chức năng quản lý phát triển cá tra theo quy hoạch, tránh tình trạng khủng hoảng cung- cầu.
Giá trị ẩm thực của con cá vùng châu thổ càng được khẳng định qua bàn tay của các đầu bếp nhà hàng, khách sạn… |
Bên cạnh, tổ chức lại sản xuất theo hướng gắn kết chặt chẽ và bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các khâu nuôi, thu mua, chế biến và xuất khẩu. Đồng thời, tổ chức lại sản xuất theo mô hình quản lý cộng đồng như tổ hợp tác sản xuất VietGAP/ASC và phát triển các tổ chức sản xuất kinh tế tập thể để liên kết sản xuất và tiêu thụ.
Duy trì chất lượng sản phẩm, liên kết sản xuất và tiêu thụ là hướng đi tất yếu để phát triển bền vững. Theo đó, tháng 10/2018, Bộ Nông nghiệp- PTNT có văn bản gửi UBND cấp tỉnh nuôi cá tra vùng ĐBSCL tăng cường chỉ đạo sản xuất cá tra các tháng cuối năm.
Bộ cũng đề nghị lãnh đạo các tỉnh quản lý chặt chẽ điều kiện sản xuất và chất lượng sản phẩm cá tra, khuyến khích người dân, doanh nghiệp đầu tư, phát triển nuôi cá tra theo hướng liên kết chuỗi giá trị để ổn định sản xuất…
Ông Võ Hùng Dũng lưu ý một số trở ngại chính, đó là: xử lý môi trường cần mang tính dài hạn. Bên cạnh, mặc dù có tập trung hỗ trợ cho chương trình cá tra giống cao cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Đồng thời, cần tiếp tục cải tiến công nghệ chế biến để phòng nhiễm khuẩn, vi sinh…
Về thị trường, chính sự phát triển rất mạnh của thị trường Trung Quốc cũng cho thấy sự phụ thuộc rất lớn. Do vậy, cần tiếp tục đa dạng hóa thị trường, tìm thêm thị trường mới như khôi phục thị trường EU đang suy giảm, mở rộng sang thị trường Nhật Bản vì “Nhật Bản đang quan tâm nhiều đến con cá tra của Việt Nam”…
Cuối cùng là thị trường trong nước. Các sản phẩm cá tra ngày càng trở nên đa dạng và phong phú, không chỉ quanh quẩn với những món ăn quen thuộc bên mâm cơm mà còn có thể chế biến thành hàng chục món ăn sang trọng ở nhà hàng.
Đó là lý do Hiệp hội Cá tra Việt Nam tổ chức thường niên hội thi Mekong Chef, nhằm giới thiệu sản phẩm cá tra thông qua các món ăn phong phú từ tay nghề của đầu bếp. Cũng như giới thiệu về các chuỗi sản phẩm khác của con cá tra, nhằm quảng bá, cung ứng nhiều hơn cho thị trường trong nước.
Cá tra được chế biến thành hàng chục món rực sắc màu tại hội thi Mekong Chef 2018
|
Ông Võ Hùng Dũng bày tỏ tin tưởng: “Với bề dày lịch sử lâu đời và đã trải qua những giai đoạn thăng trầm. Đến ngày hôm nay thì đã có những kinh nghiệm lịch sử để các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu, người nuôi… có khả năng thích ứng. Tôi tin vào tính bền vững của con cá tra”.
Ông Võ Hùng Dũng Những nỗ lực vượt qua khoảng thời gian trước đây con cá tra bị “suy sụp”, thua lỗ của các hộ nuôi, doanh nghiệp cũng đã được bù đắp bởi sự phát triển của thị trường. Tôi được biết, nhiều tỉnh mở rộng diện tích thả nuôi. Khu vực chế biến cũn g có một số doanh nghiệp dự tính mở rộng. Đặc biệt là khu vực giống rất sôi động. |
Bài, ảnh: TUYẾT HIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin