Trong suốt gần 8 năm qua, dự án Nescafé Plan - Công ty Nestlé Việt Nam đã đồng hành cùng với nông dân các tỉnh Tây Nguyên để sản xuất càphê bền vững. Đây là một dự án không chỉ tạo sự kết nối giữa người nông dân với doanh nghiệp mà còn ý nghĩa lớn với ngành càphê Việt Nam.
Vườn càphê. |
Trong suốt gần 8 năm qua, dự án Nescafé Plan - Công ty Nestlé Việt Nam đã đồng hành cùng với nông dân các tỉnh Tây Nguyên để sản xuất càphê bền vững. Đây là một dự án không chỉ tạo sự kết nối giữa người nông dân với doanh nghiệp mà còn ý nghĩa lớn với ngành càphê Việt Nam.
Năm 2014, gia đình anh Lê Hồng Thành ở thôn 17, xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông đã mạnh dạn phá bỏ vườn càphê già cỗi, năng suất thấp để tái canh lại vườn càphê mới. Khi quyết định tái canh vườn càphê, anh Thành rất băn khoăn và luôn tự đặt câu hỏi liệu quá trình tái canh có thành công vì lâu nay, gia đình chỉ trồng, chăm sóc càphê theo kinh nghiệm, còn kiến thức về khoa học kỹ thuật rất mơ hồ. Trong một lần tham gia tập huấn do ngành nông nghiệp huyện tổ chức, anh đã được giới thiệu về dự án Nescafé Plan và đã mạnh dạn đăng ký tham gia.
Khi tham gia dự án, gia đình anh đã được hỗ trợ các loại cây giống càphê có chất lượng tốt như TR4, 9, 11. Bên cạnh đó, anh còn được hỗ trợ về khoa học kỹ thuật trong chăm sóc vườn cây (cắt tỉa cành, bón phân hợp lý, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tưới nước tiết kiệm…) từ các chuyên gia của Nescafé và khuyến nông địa phương thông qua các buổi tập huấn, hội thảo đầu bờ. Nhờ lựa chọn được nguồn giống tốt, sạch bệnh và nắm vững kỹ thuật canh tác nên vườn cây luôn xanh tốt.
Năm 2017, vườn càphê tái canh của gia đình anh đã cho thu bói, với năng suất 2 tấn/ha. Dự kiến năm nay đạt khoảng 4 tấn/ha, cao gấp đôi so với trước khi tái canh. “Dự án đã giúp tôi rất nhiều trong canh tác càphê, thu nhập được tăng thêm và có cơ hội được học hỏi và chia sẻ giữa nhiều nông dân với nhau”, anh Thành phấn khởi nói.
Hiện tại, vườn cây tái canh của gia đình anh Thành đã trở thành mô hình mẫu về những áp dụng và thực hành nông nghiệp tốt, là địa điểm tổ chức hội thảo chia sẻ đầu bờ cho 48 nông dân trong nhóm và các hộ dân trong vùng cùng áp dụng.
Không chỉ hộ anh Thành, mà hàng chục nghìn hộ nông dân ở khu vực Tây Nguyên đang được hưởng lợi từ dự án NescaféPlan.
Tiến sỹ Lê Trọng Yên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đắk Nông cho biết, hiện nay, nhu cầu tái canh và ghép cải tạo vườn càphê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông là rất lớn. Kế hoạch đến năm 2020, diện tích càphê cần tái canh khoảng 20.500 ha và ghép cải tạo là hơn 9.500 ha.
Thời gian qua, cùng với sự đầu tư của nhà nước thì nhiều doanh nghiệp cũng chung tay giúp nông dân trẻ hóa vườn càphê; trong đó có dự án Nescafé Plan. Đây là dự án thiết thực cho địa phương và người nông dân như chương trình hỗ trợ giống, sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các tiêu chuẩn qui trình, nông sản đảm bảo đạt chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo đầu ra, tăng lợi nhuận cho người nông dân.
Với diện tích 575.000 ha càphê (trên tổng số hơn 600.000 ha trên toàn quốc) cùng sản lượng khoảng hơn 1,4 triệu tấn càphê mỗi năm, khu vực Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng là khu vực trồng càphê trọng điểm của Việt Nam, chủ yếu với giống càphê vối (Robusta).
Là quốc gia sản xuất càphê Robusta lớn nhất trên thế giới, tuy nhiên càphê Việt Nam gặp phải những vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài đó là chất lượng càphê còn hạn chế do các nông hộ làm càphê đa phần canh tác và thu hái theo phương pháp truyền thống, thiếu quy trình chuẩn cũng như áp dụng khoa học-kỹ thuật vào các khâu chăm sóc. Diện tích càphê già cỗi ngày càng tăng ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng, nguồn tài nguyên nước bị khai thác không hiệu quả gây lãng phí, không có đội ngũ nông dân kế cận…
Kể từ khi triển khai vào năm 2011, Nescafé Plan đã tích cực đưa ra những giải pháp cũng như các hoạt động cụ thể nhằm phát triển bền vững ngành càphê Việt Nam. Trong suốt gần 8 năm qua, đội ngũ các chuyên gia nông nghiệp của Nestlé đã gắn kết chặt chẽ với nông dân và sát cánh cùng đối tác quan trọng là Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) góp phần thay đổi phương thức canh tác càphê truyền thống bằng kỹ thuật tiên tiến như: nuôi cấy mô tế bào, nhân giống, kỹ thuật tưới nhỏ giọt, tỉa cành, kỹ thuật thu hoach càphê chín và bảo quản sau thu hoạch…, góp phần cải tạo diện tích càphê già cỗi bằng hoạt động phân phối cây giống cho nông dân, cải thiện kinh tế cho các nông hộ, duy trì một môi trường canh tác bền vững để ứng phó tình trạng biến đổi khí hậu.
Theo ông Phạm Phú Ngọc - Trưởng Bộ phận hỗ trợ nông nghiệp, Công ty Nestlé Việt Nam, dự án mang lại những lợi ích thiết thực cho người nông dân, cộng đồng và góp phần bảo vệ môi trường. Đến nay, dự án đã tập huấn và đào tạo kỹ thuật canh tác bền vững cho hơn 200.000 lượt nông dân; giúp 21.000 nông hộ đạt chứng chỉ càphê quốc tế 4C; phấn phối trên 27 triệu cây giống kháng bệnh năng suất cao tới người nông dân; giúp các tỉnh Tây Nguyên cải tạo 34.000 ha càphê già cỗi.
Thông qua các kỹ thuật canh tác do dự án chuyển giao thu nhập nông dân đã tiết kiệm được 40% lượng nước tưới, giảm 20% lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu… nhờ vậy thu nhập cũng tăng thêm khoảng hơn 30%. Cùng với đó, dự án còn xây dựng được khi áp dụng những cộng đồng trồng càphê bền vững với 274 trưởng nhóm nông dân./.
Theo VIETNAM+
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin