Bình Tân: Sản xuất khoai lang vẫn còn theo tập quán, thiếu ứng dụng cơ giới hóa

11:01, 29/01/2019

Theo Phòng Nông nghiệp- PTNT Bình Tân, hầu hết nông sản sản xuất trên địa bàn đều tiêu thụ qua thương lái truyền thống, chưa có hợp đồng tiêu thụ chặt chẽ nên nông sản thường bị ép giá khi cung vượt cầu.

Theo Phòng Nông nghiệp- PTNT Bình Tân, hầu hết nông sản sản xuất trên địa bàn đều tiêu thụ qua thương lái truyền thống, chưa có hợp đồng tiêu thụ chặt chẽ nên nông sản thường bị ép giá khi cung vượt cầu.

Cụ thể, trong chọn giống để sản xuất khoai lang, nông dân chưa chú trọng việc trồng các giống để phục vụ thị trường trong nước, phần lớn chỉ tập trung vào thị trường Trung Quốc nhưng vẫn sản xuất theo tập quán là khi thu hoạch sẽ có thương lái đến mua xuất qua đường tiểu ngạch, nên có nguy cơ cao bị thương lái chèn ép giá.

Bên cạnh đó, nông dân chưa áp dụng triệt để cơ giới hóa vào sản xuất nên khi mở rộng diện tích trồng khoai, thời vụ tập trung dẫn đến tình trạng thiếu lao động, giá thuê mướn nhân công cao, làm chi phí đầu tư tăng cao, khiến lợi nhuận bị giảm.

Ông Võ Văn Theo- Trưởng phòng Nông nghiệp- PTNT huyện cho biết: Hiện nay nhu cầu thu mua nông sản ở các thị trường đặt vấn đề phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Do đó, bên cạnh việc nông dân phải thay đổi tập quán sản xuất để phù hợp với nhu cầu của thị trường, phòng cũng sẽ tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho bà con, nhân rộng các mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, GlobalGAP để nâng chất lượng nông sản, đặc biệt là mặt hàng khoai lang.

Năm 2018, huyện Bình Tân đã xuống giống gần 14.000ha khoai lang, tăng trên 2.100ha so với cùng kỳ. Năm 2019, dự kiến toàn huyện sẽ xuống giống 13.500ha, với năng suất 28 tấn/ha, sản lượng cả năm ước sẽ đạt 378.000 tấn.

THẢO NGUYÊN

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh