Diện tích xả lũ năm nay ít hơn năm trước

05:12, 05/12/2018

Theo Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Bình Tân, năm 2018, diện tích xả lũ đón phù sa, tháo chua, rửa phèn và diệt mầm bệnh trú ngụ trong đất thuộc khu vực sản xuất khép kín của địa phương là 5.169ha, so kế hoạch ít hơn 3.201ha và so năm 2017 ít hơn 891ha.

Theo Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Bình Tân, năm 2018, diện tích xả lũ đón phù sa, tháo chua, rửa phèn và diệt mầm bệnh trú ngụ trong đất thuộc khu vực sản xuất khép kín của địa phương là 5.169ha, so kế hoạch ít hơn 3.201ha và so năm 2017 ít hơn 891ha.

Khoai lang Bình Tân đạt năng suất cao sau mỗi kỳ xả lũ đón phù sa.
Khoai lang Bình Tân đạt năng suất cao sau mỗi kỳ xả lũ đón phù sa.

Thời gian xả lũ đón phù sa năm nay bắt đầu từ giữa tháng 9âl đến mùng 10/10âl. Trong đó, xã Nguyễn Văn Thảnh là địa bàn xả lũ nhiều nhất với 1.500ha, kế đến là các xã: Mỹ Thuận (1.100ha), Tân Thành (983ha), Thành Trung (850ha), Tân Hưng (300ha), Thành Đông (200ha), Tân Lược (150ha), Tân An Thạnh (80ha) và Thành Lợi (6ha).

Có 2 nguyên nhân dẫn đến diện tích xả lũ năm 2018 ít hơn năm 2017. Một là do 2 xã Tân Quới, Tân Bình chuyên màu và một phần diện tích của số xã còn lại trồng màu nghịch vụ mùa lũ để bán giá cao nên không xả lũ đợt này.

Hai là năm 2017 là năm nhuận, thời gian trong năm kéo dài thêm 1 tháng (theo âm lịch) nên thời vụ cũng phải theo nhuần nên diện tích xả lũ nhiều hơn.

Tính theo năm 2017, việc xả lũ đón phù sa giúp tăng hiệu quả kinh tế, nếu trồng khoai lang sẽ tiết kiệm được chi phí phun thuốc bảo vệ thực vật, phân bón từ 3,24- 4,24 triệu đồng/ha/vụ; trồng dưa hấu tiết kiệm từ 2,57- 3,58 triệu đồng/ha/vụ và trồng lúa cũng tiết kiệm được 728.000 đ/ha/vụ.

Tin, ảnh: CÔNG PHÚC- HỒNG VÂN

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh