Anh Trần Văn Toản, ở phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ hiện nuôi 10 cặp chim công bố mẹ, 20 con chim công từ 7 - 9 tháng tuổi và 10 cặp trĩ ngũ sắc. Hàng năm, anh cung cấp ra thị trường hàng trăm con giống.
Anh Trần Văn Toản, ở phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ hiện nuôi 10 cặp chim công bố mẹ, 20 con chim công từ 7 - 9 tháng tuổi và 10 cặp trĩ ngũ sắc. Hàng năm, anh cung cấp ra thị trường hàng trăm con giống.
Bình quân, một con chim mái mỗi năm có thể thu về từ 20 - 30 triệu đồng từ tiền bán con giống. Mỗi năm, anh Toản thu nhập trên 200 triệu đồng.
Anh Toản cho biết, nuôi chim công khá đơn giản, dễ như nuôi gà. Do chim công có nguồn gốc hoang dã nên dễ sống và có sức đề kháng tốt, thích nghi với môi trường nhân tạo.
Nuôi chim công ít tốn công chăm sóc, lại cho ăn uống rất dễ, ít dịch bệnh. Vì vậy, anh có nhiều thời gian nhàn rỗi để nuôi thêm đàn heo hàng chục con để tăng thêm thu nhập.
Việc xây dựng chuồng trại nuôi công đơn giản, ít tốn chi phí, chỉ cần đảm bảo được tiêu chuẩn sạch, thoáng và khô ráo để các cá thể công luôn khỏe mạnh, ít bệnh tật.
Chuồng được rào bằng lưới B40, lợp nóc chuồng bằng lưới cước để chim công không bay ra, lợp lá mái che trong chuồng để chim có chỗ trú mưa, nắng.
Tùy vào số lượng chim công nuôi dưỡng, độ rộng hẹp của chuồng có thể khác nhau, một chuồng có thể nuôi từ 4 - 6 cá thể chim trưởng thành, hoặc 10 - 15 cá thể từ 6 - 12 tháng tuổi.
Chim công sau 2 năm nuôi đạt đến độ tuổi trưởng thành và bắt đầu có khả năng sinh sản. Mỗi năm chỉ cho sinh sản 1 lần, mỗi lần từ 25 - 27 trứng.
Tuy nhiên phải từ năm thứ 3, thứ 4 trở đi thì khả năng sinh sản của chim mới ổn định và cho tỷ lệ ấp nở đạt hiệu quả cao hơn.
“Nếu muốn lai tạo ra loại công ngũ sắc, thì ghép công xanh với công trắng, tỷ lệ cho ra công ngũ sắc khoảng 50%, do gen con mái cao nên phụ thuộc rất lớn vào con mái”, anh Toản cho biết.
Theo Khoa hoc phổ thông
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin