Đó là một câu chuyện cũ mèm, giống như căn bệnh đau bao tử kinh niên mãn mùa mà nhiều người biết vẫn không tránh khỏi. Bên bàn trà đá, chú Ba (xã Thuận Thới- Trà Ôn) ngồi kể sự đời cây cam sành khi mà chú "trồng nó được 30 năm nay rồi" và từ đó đến nay thì người trồng cam nhiều cỡ "80 chục lần hồi đó".
Đó là một câu chuyện cũ mèm, giống như căn bệnh đau bao tử kinh niên mãn mùa mà nhiều người biết vẫn không tránh khỏi. Bên bàn trà đá, chú Ba (xã Thuận Thới- Trà Ôn) ngồi kể sự đời cây cam sành khi mà chú “trồng nó được 30 năm nay rồi” và từ đó đến nay thì người trồng cam nhiều cỡ “80 chục lần hồi đó”.
Nhờ cây cam, chú cất nhà tường cho mình, cho con trai. Nhờ cây cam, chú nuôi 4 người con ăn học đàng hoàng. Rồi chú nhớ giá cam từ “ngày xưa có khi bằng 1 giạ lúa, bây giờ thì non 2kg lúa”.
Giọng chú nghẹn ngào, khô khốc dù mới uống nguyên ly trà đá mát rượi, chú tặc lưỡi nói thêm: “Ai cũng trồng, không tuân theo quy hoạch, mà trồng ra cũng không được bao tiêu gì nên hên xui lắm, lái họ mua muốn mua bao nhiêu thì mua”.
Chú Ba nhìn xa xăm, không biết đầu ra của cây cam đi tới đâu, chỉ biết giờ ở đâu họ cũng trồng mà phân phướn thì cứ rải vô tội vạ. “Có người trồng cam mà thấy người ta mua phân gì thì mua phân đó, ai rải thì mình rải, mặc kệ cây cam mình vàng hay xanh hơn”- chú Ba nói thêm “Làm nông mà cứ ăn theo là chết”.
Khi nào nông dân ở ĐBSCL trù phú này mới có thể làm giàu trên mảnh đất của mình? Thiết nghĩ, cần có kế hoạch với lộ trình phù hợp và những quy hoạch nông nghiệp với chế tài phù hợp.
Song song với việc tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm cần có sự phối hợp giữa cung- cầu. Nghiên cứu sản xuất nông sản ngon và lành “sánh vai với cường quốc năm châu”,…
Giờ lại nghe đâu nông dân mình đang định đốn cam trồng bưởi, trồng sầu riêng vì hai thứ này đang có giá! Lại thấy lo thầm trong bụng.
CAO HUYỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin