Thực hiện đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, huyện Trà Ôn đã chỉ đạo 13/13 xã xây dựng kế hoạch cơ cấu lại nông nghiệp và thành lập BCĐ xã để triển khai tổ chức thực hiện.
Thực hiện đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, huyện Trà Ôn đã chỉ đạo 13/13 xã xây dựng kế hoạch cơ cấu lại nông nghiệp và thành lập BCĐ xã để triển khai tổ chức thực hiện.
Kết quả, đã chuyển đổi tốt giống cây trồng, vật nuôi, tăng cường luân canh rải vụ, phát triển nhiều mô hình sản xuất cho thu nhập cao gấp nhiều lần so với mô hình truyền thống.
Trong đó, nổi bật là có mô hình quản lý chổi rồng trên nhãn, với 25ha ở 2 xã Phú Thành và Lục Sĩ Thành, tỷ lệ nhãn nhiễm chổi rồng dưới 30%, nông dân có lời từ 120- 150 triệu đồng/ha, cao hơn ngoài mô hình 10- 20 triệu đồng/ha; mô hình vùng chuyên canh củ sắn ở các xã Thiện Mỹ, Phú Thành, Lục Sĩ Thành, năng suất 70- 90 tấn/ha, lợi nhuận từ 120- 150 triệu đồng/ha.
Hiện nay, huyện có 65 hộ canh tác 25ha củ sắn theo hướng bền vững, lợi nhuận cao hơn 20 triệu đồng/ha so với canh tác truyền thống; mô hình sản xuất lúa giống tại các xã Xuân Hiệp, Thiện Mỹ, Hựu Thành, Hòa Bình, ban đầu chỉ 10 cơ sở sản xuất đến nay đã có 25 cơ sở với 2 hợp tác xã, 1 CLB, 22 tổ hợp tác sản xuất với tổng diện tích trên 70ha và 8 cơ sở với 187 hộ tham gia mượn vốn sản xuất lúa xác nhận với 250ha.
Mô hình đã tạo sự chủ động về sản xuất, cung cấp lúa giống đạt tiêu chuẩn chất lượng, lợi nhuận 40-50 triệu đồng/ha, cao gấp 3 lần sản xuất lúa hàng hóa;…
Nhìn chung, việc sản xuất, tiêu thụ các mặt hàng nông sản trên địa bàn huyện tương đối ổn định, đảm bảo nông dân có lời.
Tuy nhiên, nông dân còn gặp khó do thời tiết diễn biến bất thường, sản xuất vẫn chạy theo phong trào, chưa thực hiện nhiều mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ hàng hóa nông sản, do đó tình trạng tư thương ép giá vào thời điểm nông sản thu hoạch vẫn còn diễn ra.
MINH TRÚC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin