Thanh trà đậu trái thấp chủ yếu do "bông đực và bông cái ra không trùng khớp nhau"

02:03, 16/03/2017

PGS. TS Trần Văn Hâu (ĐH Cần Thơ) cho rằng, ngoài yếu tố thời tiết, qua nghiên cứu tỷ lệ thanh trà đậu trái thấp thời gian qua chủ yếu do bông đực và bông cái ra không trùng khớp nhau nên giảm đáng kể sự thụ phấn.

Tại hội thảo lần 2, kết quả thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và phẩm chất trái thanh trà” sáng 16/3, tại xã Đông Thạnh- TX Bình Minh, PGS. TS Trần Văn Hâu (ĐH Cần Thơ) cho rằng, ngoài yếu tố thời tiết, qua nghiên cứu tỷ lệ thanh trà đậu trái thấp thời gian qua chủ yếu do bông đực và bông cái ra không trùng khớp nhau nên giảm đáng kể sự thụ phấn.

Thanh trà được trồng nhiều ở TX Bình Minh, với khoảng 150 ha.
Thanh trà được trồng nhiều ở TX Bình Minh, với khoảng 150 ha.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để khắc phục tình trạng này. Trước mắt, bà con cần lưu ý việc bón phân cho cây đúng thời điểm, với đầy đủ lượng chất đạm, lân, kali. Điều này không chỉ giúp cây cải thiện năng suất mà chất lượng trái to, ngọt, màu sắc đẹp hơn.”- PGS. TS Trần Văn Hâu khuyến cáo.

Anh Lê Văn Quận (ấp Đông Hưng 2, xã Đông Thạnh) cho biết, thanh trà trước giờ trồng rất ít sử dụng phân bón. Tuy nhiên, sau khi áp dụng bón N-P-K theo hướng dẫn trên gần 20 công vườn mình, năng suất trái vụ này tăng hơn 30%, kháng bệnh tốt và giảm hẳn tình trạng rụng trái.

Đề tài “Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và phẩm chất trái thanh trà” do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh làm chủ đầu tư; Khoa Nông nghiệp- Sinh học ứng dụng (ĐH Cần Thơ) là đơn vị thực hiện từ năm 2015. Dự kiến cuối năm 2018, đề tài sẽ được nghiệm thu và đưa vào áp dụng rộng rãi.

Tin, ảnh: HOÀNG MINH

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh