Câu chuyện về nông sản mất giá, nhiều nông dân phải đổ bỏ cây trái của mình để trồng lại cây khác làm ai cũng phải nao lòng. Như dân Đà Lạt đổ bỏ củ dền, dân Tây Ninh không thèm đốn chuối,... và từ cái sự lỗ lã ấy nó kéo theo cái nợ nần.
Câu chuyện về nông sản mất giá, nhiều nông dân phải đổ bỏ cây trái của mình để trồng lại cây khác làm ai cũng phải nao lòng. Như dân Đà Lạt đổ bỏ củ dền, dân Tây Ninh không thèm đốn chuối,... và từ cái sự lỗ lã ấy nó kéo theo cái nợ nần.
Rồi các cấp chính quyền, người dân, đoàn thể vào cuộc giải cứu các loại nông sản, quý lắm cái tình người và sự chia sẻ ấy.
Nhưng lòng tui vẫn đau đáu nỗi lo đầu ra nông sản và những câu chuyện cứu vãn cái đã rồi! Ví như dự đoán đúng tình hình thị trường nông sản, ví như đầu ra ổn định hơn và được bao tiêu, ví như các doanh nghiệp bao tiêu được quản lý chặt hơn, ví như nông dân mình có kiến thức nhiều hơn…
Trong câu chuyện làm ăn của một nông dân Khmer đăng trên Báo Vĩnh Long mấy tuần trước, Hai Lúa tui đọc mà vừa phục vừa thương.
Phục vì vợ chồng anh này tạo dựng nên cơ ngơi với thu nhập khoảng 500 triệu/năm. Thương cho anh “không dám làm ăn lớn vì sợ không có đầu ra” nên vừa nuôi lươn giống vừa trồng cam, vừa nuôi heo vừa làm ruộng, cứ mỗi thứ một ít.
Là một người con từ “gốc rạ lớn lên”, tui luôn băn khoăn trước những câu hỏi: Đến bao giờ nông dân mình mới hết lo cho đầu ra nông sản, chỉ tập trung sao cho nông sản an toàn chất lượng thôi! Đến bao giờ nông sản mình có thể sánh vai với thị trường cường quốc năm châu về số lượng và chất lượng?
Chuyện lớn đó, Hai Lúa tui tin Đảng, Nhà nước làm được. Cũng mong bà con mình tin và tuân theo quy hoạch địa phương để trồng trọt an toàn hơn. Rồi nông dân mình sẽ có đời sống tốt hơn vì bước đi thận trọng, đúng định hướng, an toàn và bền vững cho nông sản, phải hông bà con?
Hailua@.com
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin