Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, tình trạng khô hạn và thiếu nước, xâm nhập mặn sẽ diễn ra ở các tỉnh ven biển Trung Bộ và Nam Bộ, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015-2016.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, tình trạng khô hạn và thiếu nước, xâm nhập mặn sẽ diễn ra ở các tỉnh ven biển Trung Bộ và Nam Bộ, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015-2016.
Dù vậy, từ “dư âm” bất ngờ đợt hạn, mặn năm vừa qua, bên cạnh các giải pháp “cứng” của ngành chức năng, nhiều nhà vườn ĐBSCL đã có những cách làm “mềm” để chủ động phòng, ngừa.
Vườn sầu riêng của ông Bảy Thảo trồng xen mật cật và giữ cỏ phủ gốc |
Dưỡng cỏ trong vườn
Vườn sầu riêng hơn 3ha của ông Mai Hồng Thảo (Bảy Thảo, ở ấp Vĩnh Nam, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách- Bến Tre), hầu hết đã 20-30 năm tuổi và cho trái khá ổn định. Vườn trồng các giống sầu riêng Monthong, Ri6, da xanh, khổ qua…
Theo ông Bảy Thảo, nhờ áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng an toàn, bảo đảm chất lượng và kết hợp cho khách du lịch tham quan nên sầu riêng luôn bán được giá cao, sản lượng khoảng 30 tấn/năm.
Song, đợt mặn xâm nhập đầu năm 2016, tuy kịp thời ngăn chặn, nhưng ông Bảy Thảo cho biết vẫn có một số cây chết do “ngấm mặn”, còn năng suất giảm đến hơn 10 tấn. Vì vậy, ngay từ mùa khô năm ngoái ông đã dưỡng cỏ trong các mương vườn.
“Tôi và nhiều nhà vườn đã tính, việc để cỏ trong mương vườn có lợi là nước ít bốc hơi, tăng độ ẩm cho đất nhất là trong mùa khô hạn và tiết kiệm nước tưới”.
Cùng với đó, ông Bảy Thảo còn trồng xen cây mật cật dưới tán sầu riêng, mé mương. “Mật cật là loại kiểng lá có giá trị kinh tế cao, trồng xen với sầu riêng vừa không bỏ đất trống vừa tạo tán giữ ẩm cho gốc cây sầu riêng”- ông Bảy Thảo cho biết, thu nhập từ cây mật cật cũng “hổng thua sầu riêng”.
Dưỡng cỏ trong vườn cây ăn trái cũng là một giải pháp kỹ thuật nhiều nhà vườn áp dụng cho nhiều loại cây như cam, quýt, bưởi. Tại vườn cam mật không hạt của anh Phạm Văn Đảo (xã Tân Thới, huyện Phong Điền- TP Cần Thơ), ngoài áp dụng quy trình sản xuất theo VietGAP, chăm sóc cây theo từng giai đoạn, mùa vụ, còn “giữ lớp cỏ giữ ẩm”. Cỏ được duy trì trong vườn quanh năm.
Mùa khô, cỏ được cắt chừa gốc 20cm, mùa mưa thì chừa 10cm. Theo anh Đảo, trồng cỏ phủ mặt liếp giúp giữ ẩm, chống xói mòn, vừa tiết kiệm nước tưới mùa khô và cây không bị sốc ra hoa, lá không theo ý muốn.
Nhờ vậy, đất vườn luôn tơi xốp, thông thoáng, độ ẩm phù hợp với cây cam, tránh thối rễ.
Ở Vĩnh Long, nhiều nhà vườn ở Trà Ôn còn trồng cỏ rau trai trên mô cây ăn trái. Theo nhà vườn, việc áp dụng kỹ thuật mới này đã giúp vườn cây phát triển tốt và kéo dài tuổi thọ. Đồng thời, giúp cho đất tơi xốp hơn.
Chủ động… nghe ngóng
Theo ông Bảy Thảo, ngoài “giải pháp mềm” giữ cỏ trong vườn, hệ thống cống bọng bao quanh vườn cũng đã được gia cố chắc chắn, tuyệt đối “không cho nước mắm vào tới rễ cây”. Nhiều nhà vườn ở Chợ Lách còn tự sắm máy đo độ mặn, theo dõi diễn biến tình hình xâm nhập mặn chủ động ứng phó, “chứ không chủ quan như tết năm rồi được.
Anh Đảo cho biết cần giữ 1 lớp cỏ để giữ ẩm cho cây |
Mặn xâm nhập bất ngờ, nhiều nhà vườn tưới vườn, tưới cây giống… nên bị quéo đọt hết”- ông Bảy Thảo nói.
Nhiều nhà vườn ở ĐBSCL đã “cảnh giác” hơn với tình hình khô hạn, xâm nhập mặn. Ông Võ Văn Bê- Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Chôm chôm Java Tân Khánh (xã Tích Thiện- Trà Ôn) cho biết năm qua hầu hết nhà vườn cù lao Tích Khánh thất thu do ảnh hưởng đợt xâm nhập mặn đầu năm.
Nhiều nhà vườn chôm chôm đã tích cực bón phân, tỉa cành, chăm sóc, theo dõi thường xuyên giúp cây mau phục hồi.
“Ở đây hồi nào giờ không biết mặn. Đợt mặn xâm nhập hồi đầu năm ngoái quá bất ngờ, ngay thời kỳ cây ra bông, vườn nào cũng thả bộng lấy nước nên chôm chôm cả ấp bị nhiễm mặn muốn hết, không đậu trái”- chú Nguyễn Nhựt Tảo (Út Tảo) nói vậy và cho biết để rút kinh nghiệm cho vụ mùa mới năm nay, nhiều nhà vườn cho biết “dù ăn tết vẫn không quên nghe ngóng, nắm tình hình nước nôi để phản ứng kịp thời”.
Từ kinh nghiệm của năm trước, cùng với HTX, nhiều nhà vườn ở Tích Khánh bàn tính lập tổ, nhóm để chủ động theo dõi độ mặn trên sông, thông báo người dân khóa cống bộng kịp thời, trong trường hợp có diễn biến bất thường.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, mùa mưa năm nay sẽ đến sớm trên phạm vi cả nước, tuy nhiên các đợt mưa lớn và tổng lượng mưa sẽ ít hơn năm 2016. Hiện tượng mưa trái mùa có khả năng xuất hiện trên khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ trong những tháng đầu năm 2017. Công tác dự báo khí tượng thủy văn trong năm 2017 sẽ được chú trọng vào cảnh báo hạn hán, xâm nhập mặn, mưa lũ trái mùa vào nửa đầu năm 2017 và dự báo, cảnh báo bão, mưa lớn, lũ vào cả năm 2017, đặc biệt là ở khu vực Trung Bộ. (Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ) |
Bài, ảnh: LÝ AN
[links()]
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin