Mưa trên diện rộng do ảnh hưởng hoàn lưu vùng áp thấp

04:01, 17/01/2017

Kỹ thuật canh tác cây ăn trái vùng nhiễm mặn Tôi ở cồn Thanh Long (Vũng Liêm). Qua tìm hiểu thông tin trên báo, đài tôi được biết mùa khô hạn năm nay nhiều khả năng nơi đây bị xâm nhập mặn. Xin cho biết cách để tôi bảo vệ vườn cây ăn trái khi xảy ra thiếu nước và nước mặn xâm nhập.

Kỹ thuật canh tác cây ăn trái vùng nhiễm mặn Tôi ở cồn Thanh Long (Vũng Liêm). Qua tìm hiểu thông tin trên báo, đài tôi được biết mùa khô hạn năm nay nhiều khả năng nơi đây bị xâm nhập mặn. Xin cho biết cách để tôi bảo vệ vườn cây ăn trái khi xảy ra thiếu nước và nước mặn xâm nhập.

Nguyễn Văn Thanh

(Ấp Phước Lý Nhì, xã Quới Thiện- Vũng Liêm)

Anh Nguyễn Văn Thanh thân mến! Cục Trồng trọt phối hợp với Viện Lúa ĐBSCL và Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã xây dựng hướng dẫn kỹ thuật canh tác cây ăn trái cho vùng đất bị nhiễm mặn ĐBSCL như sau:

Cây ăn trái khi có nguy cơ bị nhiễm mặn, anh cần chủ động sử dụng tối đa nguồn vật liệu hữu cơ (rơm rạ, cỏ khô, lá khô, lục bình…) phủ gốc để giữ ẩm cho cây. Cắt tỉa cành, tạo tán gọn để hạn chế thoát hơi nước. Khi đã bị nhiễm mặn, cần bón bổ sung phân Sulphate Kali (K2SO4), vôi bột lượng 500- 1.000 kg/ha.

Nếu hạn, mặn kéo dài phun thêm phân bón lá và chế phẩm tăng cường khả năng chống chịu mặn như KNO3 (10 g/1 lít nước), Brassinosteroid (Comcat 150WP, Nyro 0,01 N, Super Humic, Dexamone...), không tưới nước có độ mặn trên 2‰, khi có nguồn nước ngọt, tranh thủ tích nước và tưới để giữ ẩm.

BẠN NHÀ NÔNG

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh