Theo các chuyên gia, xuất khẩu gạo của Việt Nam có sự tăng trưởng ngoạn mục trong giai đoạn 1995-2012 và đạt đỉnh cao nhất vào năm 2012 với sản lượng xuất khẩu cán mốc 8 triệu tấn. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo có sự chững lại, ngành sản xuất lúa gạo trở nên thiếu bền vững.
Theo các chuyên gia, xuất khẩu gạo của Việt Nam có sự tăng trưởng ngoạn mục trong giai đoạn 1995-2012 và đạt đỉnh cao nhất vào năm 2012 với sản lượng xuất khẩu cán mốc 8 triệu tấn. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo có sự chững lại, ngành sản xuất lúa gạo trở nên thiếu bền vững.
ĐBSCL đóng góp đến 95% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước, tương lai của ngành lúa gạo vùng được dự báo còn nhiều khó khăn đòi hỏi phải đầu tư đổi mới công nghệ chế biến lúa gạo, củng cố và hoàn thiện chuỗi giá trị ngành hàng.
* Bước chuyển cơ giới hóa
Cơ giới hóa đồng bộ là yếu tố quan trọng để tiến tới phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là trong sản xuất lúa. Hiện nay, trong sản xuất lúa ở ĐBSCL, cơ giới hóa khâu làm đất đạt 98%; khâu thu hoạch đạt tỷ lệ cơ giới hóa 75%; khâu sấy lúa chủ động đạt 45%.
Về bảo quản và tồn trữ, tổng công suất của hệ thống kho chứa lúa gạo ở ĐBSCL đạt khoảng 6,7 triệu tấn; hệ thống kho chứa này chưa đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật để bảo quản lúa dài ngày từ 6-12 tháng. Công nghệ, thiết bị cho chế biến gạo có nhiều tiến bộ so với các nước trong khu vực song tỷ lệ thu hồi gạo còn thấp...
Theo Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, vấn đề cơ giới hóa nông nghiệp ở ĐBSCL còn nhiều tồn tại, hạn chế như:
Nông hộ nhỏ khó vận dụng tốt cơ giới hóa, chưa quy hoạch trồng trọt theo cơ giới hóa, giao thông nông thôn chưa được đầu tư đồng bộ, ngành công nghiệp chưa hỗ trợ nhiều cho cơ giới hóa nông nghiệp.
Các cơ sở cơ khí địa phương và doanh nghiệp trang bị thiết bị, máy móc đa số lạc hậu cần đổi mới công nghệ nhưng khó khăn về vốn; thiếu nhân lực chất lượng cao trong ngành cơ khí nông nghiệp...
Tỷ lệ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa ở ĐBSCL đạt 75%. Trong ảnh: Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp tại tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Nguyễn Sự |
ĐBSCL đã có những tiến bộ đáng kể trong việc rút ngắn, đổi mới quy trình công nghệ nên đã giảm đáng kể tổn thất trong và sau thu hoạch so với 10 năm trước đây, nhất là ở các khâu thu hoạch, sấy lúa và bảo quản.
Tiến sĩ Phạm Văn Tấn, Phó Giám đốc Phân viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, chia sẻ: "Việc chế biến và đa dạng hóa các sản phẩm từ lúa gạo hiện nay vẫn mang tính truyền thống, chưa có nhiều sản phẩm với công nghệ mới, chất lượng và giá trị cao.
Quy trình công nghệ sau thu hoạch chưa hợp lý, chưa khai thác chế biến các phụ phẩm sau thu hoạch thành các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như mỹ phẩm, dược phẩm...
Nhìn chung, khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu tiêu thụ gạo ở các nước sẽ giảm dần và được thay thế bằng các loại thực phẩm khác.
Điều này có nghĩa lượng gạo tiêu thụ bình quân đầu người tại các nước nhập khẩu gạo của Việt Nam sẽ giảm dần.
Thị trường lúa gạo cũng chịu tác động không nhỏ khi các nước sở tại chủ động khai thác năng lực sản xuất để đảm bảo an ninh lương thực".
Do đó, trong giai đoạn hội nhập cần đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa hàng hóa. Đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao để thúc đẩy phát triển toàn diện chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo.
* Đầu tư căn cơ
Doanh nghiệp (DN) trong ngành chế biến lúa gạo xuất khẩu, ngành cơ khí chế tạo máy phục vụ nhu cầu cơ giới hóa nông nghiệp không chỉ đối mặt với áp lực thị trường mà còn chịu tác động rất lớn từ hội nhập khi nội lực của DN còn yếu, công nghệ thiết bị lạc hậu, quản lý yếu kém...
Theo ông Nguyễn Chí Thành, Giám đốc Công ty cổ phần Cơ khí An Giang, để tạo điều kiện thuận lợi phát triển cho ngành cơ khí phục vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ giảm thuế thu nhập DN, giảm thuế giá trị gia tăng đối với các loại máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và thuế nhập khẩu các linh kiện, bộ phận phục vụ sản xuất máy móc thiết bị nông nghiệp...
Cần có các chương trình cho vay ưu đãi đầu tư thiết bị trung và dài hạn đối với lĩnh vực sản xuất máy móc thiết bị nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ của ngành cơ khí chế tạo với lãi suất thấp.
Giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng giá trị lúa gạo gắn với chế biến đa dạng hóa các sản phẩm từ lúa gạo để tăng thu nhập cho nông dân là những vấn đề đặt ra trong bối cảnh ngành lúa gạo đang chịu tác động của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn và biến động thị trường.
Theo Tiến sĩ Phạm Văn Tấn, Phó Giám đốc Phân viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, Nhà nước cần tiếp tục hỗ trợ nông dân để mua máy gặt đập liên hợp; Hỗ trợ nghiên cứu và ứng dụng phương pháp sấy 2 giai đoạn và thiết bị sấy được điều khiển tự động để nâng cao hiệu quả của thiết bị sấy và chất lượng của lúa gạo.
Xây dựng và nhân rộng mô hình sấy, bảo quản, xay xát tập trung tại ĐBSCL. Hỗ trợ đầu tư nghiên cứu các sản phẩm mới được chế biến từ lúa gạo và các phụ phẩm của lúa gạo...
Vốn đầu tư đổi mới công nghệ luôn là bài toán đặt ra đối với các DN. Theo đó, DN trong ngành cơ khí nông nghiệp, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo rất cần các chương trình hỗ trợ tài chính phù hợp và thuận lợi khi tiếp cận.
Ông Phan Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Đổi mới Công nghệ quốc gia Bộ Khoa học và Công nghệ, cho biết: Quỹ đang tập trung thực hiện các hoạt động tài trợ, cho vay ưu đãi, bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ lãi suất vay cho các DN thực hiện dự án đổi mới công nghệ.
Mức hỗ trợ tối đa là 30% tổng chi phí dự án thuộc các lĩnh vực nghiên cứu phát triển công nghệ, sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới, chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ, mua sắm thiết bị đặc chủng, thiết bị đo kiểm, mua phần mềm, thiết kế, bản quyền công nghệ, đăng ký tiêu chuẩn, chất lượng, sở hữu trí tuệ.
Việc tiếp cận vốn hiệu quả sẽ góp phần giúp DN đổi mới công nghệ ở những lĩnh vực có thế mạnh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh, hội nhập.
Theo Cần Thơ Online
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin