Ruộng lúa bị nhiễm mặn, trước khi gieo sạ vụ lúa mới dùng vôi rửa mặn có được không?
Nguyễn Thị Thắm
Ruộng lúa bị nhiễm mặn, trước khi gieo sạ vụ lúa mới dùng vôi rửa mặn có được không?
Nguyễn Thị Thắm (Trà Ôn)
Chị Thắm mến, việc sử dụng vôi ngoài tác dụng bổ sung canxi (Ca) cho cây trồng như một dạng phân bón còn giúp hạn chế tác hại của phèn, mặn trong đất. Bên cạnh, vôi còn tăng cường sự vững chắc của tế bào rễ, cần thiết cho lúa ở thời điểm mới sạ chống lại các tác hại gây ra do muối mặn.
Nếu ruộng chị vừa nhiễm mặn và phèn thì nên bón loại vôi nung (CaO) giúp vừa rửa mặn vừa hạ phèn, còn với đất mặn không có phèn nên bón vôi thạch cao (CaSO4) với liều lượng khoảng 300- 500 kg/ha rải đều trên ruộng. Sau khi rải vôi, cho bừa hoặc trục để vôi được trộn đều trong đất, sau đó ngâm nước 1- 2 ngày rồi rút bỏ nước này.
Lưu ý thêm là việc bón vôi cần thực hiện sớm (bón lót) trước khi bón các loại phân khác ít nhất 1 tháng, cần đảo đất đều sau khi bón vôi nhưng không cần phải lấp vôi quá sâu vì chủ yếu dùng vôi để cải tạo lớp đất mặt và vùng đất quanh rễ cây trồng.
Ngoài ra, không nên trộn vôi với phân chuồng, phân có gốc NH4+ như (NH4)2SO4, hoặc Supe lân vì dễ gây thất thoát đạm.
Chúc chị thực hiện có hiệu quả!
BẠN NHÀ NÔNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin