Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trên cơ sở kết quả xuất khẩu 9 tháng năm 2015, VFA đề xuất 5 nhóm giống lúa xuất khẩu chủ lực trong vụ Đông Xuân 2015-2016 nhằm khuyến khích cho nông dân ĐBSCL gieo cấy trong thời gian tới.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trên cơ sở kết quả xuất khẩu 9 tháng năm 2015, VFA đề xuất 5 nhóm giống lúa xuất khẩu chủ lực trong vụ Đông Xuân 2015-2016 nhằm khuyến khích cho nông dân ĐBSCL gieo cấy trong thời gian tới.
Chăm sóc lúa ở huyện Giồng Riềng, Kiên Giang. (Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN) |
Cụ thể, nhóm gạo thơm gồm các giống như Jasmine 85, Nàng Hoa, ST 5, ST 20, OM 4900, VD 20. Nhóm gạo trắng hạt dài gồm các giống OM 5451, OM 6976, OM 4218… Nhóm gạo trắng thông thường gồm các giống IR 50404. Nhóm giống gạo đặc sản gồm các giống Japonica đang hình thành và xuất khẩu tại Việt Nam. Nhóm nếp có các giống IR 4625, Nếp Bè…
Qua đề xuất các nhóm giống trên cho thấy lần đầu tiên VFA khuyến khích nông dân ĐBSCL gieo trồng giống lúa IR 50404.
Đây là giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, dễ chăm sóc, nhưng có chất lượng gạo trung bình.
Tuy nhiên, giống lúa này chỉ nên sản xuất trong vụ lúa Đông Xuân thì có chất lượng gạo cao hơn các vụ khác và dễ xuất khẩu sang các thị trường khu vực Đông Nam Á và châu Phi.
Ngoài ra, giống nếp cũng được VFA khuyến khích nông dân gieo cấy vì gần đây tình hình xuất khẩu các giống nếp khá tốt, nhất là đối với thị trường Trung Quốc.
Theo VFA, trong 9 tháng năm 2015, cơ cấu nhóm gạo trắng chất lượng cao xuất khẩu chiếm 27,5%, gạo thơm chiếm 25,%, gạo trắng trung bình chiếm 13,69%, gạo trắng cấp thấp chiếm 11,29%, xuất khẩu tấm chiếm 9,43%, nếp chiếm 8,57% và gạo Japonica chiếm hơn 1%.
Theo Cục Trồng trọt, vụ lúa Đông Xuân 2015-2016 toàn vùng Nam Bộ có kế họach gieo cấy hơn 1,6 triệu ha, trong đó khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ gieo cấy 1.563.300ha, năng suất bình quân dự kiến đạt 70,66 tấn/ha, sản lượng lúa toàn vùng ước đạt 11.590.450 tấn, trong đó sản lượng lúa khu vực ĐBSCL dự kiến là 11.155.300 tấn.
Thời gian xuống giống vụ lúa Đông Xuân được chia ra làm 2 đợt chính; trong đó, chủ yếu tập trung xuống giống sớm và cố gắng cơ bản hoàn thành công tác xuống giống trong tháng 11/2015 để tránh hạn, mặn vào cuối vụ, sớm hơn cùng kỳ khoảng nửa tháng vì năm nay toàn vùng không có lũ.
Do đây là vụ lúa có năng suất, chất lượng và sản lượng cao nhất trong năm nên ngoài các yếu tố gây ảnh hưởng đến sản xuất như tình hình khô hạn, xâm nhập mặn…
Cục Trồng trọt cũng lưu ý các địa phương cần tăng cường chỉ đạo nông dân ứng dụng mạnh các biện pháp kỹ thuật để hạ giá thành, nâng cao chất lượng nông sản như sạ thưa để tiết kiệm giống, hạn chế sử dụng phân đạm và hạn chế sâu bệnh, ứng dụng chương trình "3 giảm-3 tăng," "1 phải-5 giảm," sử dụng các giống lúa cấp xác nhận để gieo cấy./.
Theo http://www.vietnamplus.vn/vfa-de-xuat-5-nhom-giong-lua-xuat-khau-chu-luc-cho-vu-dong-xuan/354186.vnp
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin