Cuối tuần qua, tại Vĩnh Long, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức hội nghị triển khai các biện pháp phòng chống bệnh chổi rồng trên nhãn tại Nam Bộ, đồng thời đốc thúc các địa phương tiếp tục triển khai giải pháp phòng trị thật hiệu quả.
Cuối tuần qua, tại Vĩnh Long, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức hội nghị triển khai các biện pháp phòng chống bệnh chổi rồng trên nhãn tại Nam Bộ, đồng thời đốc thúc các địa phương tiếp tục triển khai giải pháp phòng trị thật hiệu quả.
Giá nhãn thấp nên nông dân không mặn mà phòng trị.
Chưa có dấu hiệu giảm
Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật, tính đến cuối tháng 8/2014, tổng diện tích nhãn toàn vùng ĐBSCL khoảng 32.900ha, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và Trà Vinh. Trong đó, tổng diện tích nhãn bị nhiễm bệnh chổi rồng khoảng 15.400ha, chiếm hơn 60% diện tích vườn nhãn của các tỉnh.
Diện tích nhiễm chổi rồng không tăng nhưng lại tăng diện tích nhiễm nặng. Cụ thể, hiện có 5.342ha nhiễm bệnh nặng, tăng gần 3.700ha so với hồi tháng 5/2013.
Theo Cục Bảo vệ thực vật, nguyên nhân diện tích vườn nhãn nhiễm chổi rồng nặng tăng mạnh là do nông dân không tha thiết phòng trị hoặc phòng trừ bằng thuốc mà không đầu tư phân bón nên bị tái nhiễm ở mức độ nặng một cách dễ dàng.
Thạc sĩ Nguyễn Văn Liêm- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long cho biết, tính đến tháng 12/2014, diện tích nhãn trên địa bàn tỉnh chỉ còn 7.843ha, giảm 1.644ha so đầu năm. Trong đó, nhãn đang bị nhiễm bệnh chiếm hơn 80% tổng diện tích nhãn của tỉnh. Không ít nhà vườn đốn bỏ nhãn trồng cây khác.
Ông Cao Văn Hóa- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Tiền Giang cho biết, trong mấy năm qua tỉnh đã đầu tư nhân lực, kinh phí khá lớn cho chiến dịch phòng trị nhãn chổi rồng, tuy nhiên do giá nhãn xuống thấp, trung bình khoảng 7.000 đ/kg, trong khi chi phí đầu tư trên 5.000đ nên người dân không mặn mà phòng trị. Đến cuối năm 2014, diện tích nhãn tại Tiền Giang chỉ còn khoảng 5.460ha, giảm hơn 3.100ha do nông dân chặt bỏ vườn vì dịch bệnh, năng suất thấp.
Nguy cơ bệnh chổi rồng hiện không chỉ gây hại trên nhãn tiêu da bò mà còn lây nhiễm trên nhiều giồng khác. Đáng lo ngại hơn bệnh còn gây hại trên chôm chôm làm ảnh hưởng đến thu nhập nông dân.
Tăng cường phòng trị
Nhiều địa phương cho rằng, do chưa có quy trình phòng trừ bệnh chính thức, cụ thể và khả thi nên hiệu quả phòng trừ bệnh chưa cao.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa- Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền
Theo Tiến sĩ Võ Mai- Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt
Trước tình hình đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phát động chiến dịch phòng trừ bệnh chổi rồng hại nhãn, bắt đầu từ nay đến cuối tháng 6/2015.
Trong thời gian chờ đợi nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT yêu cầu các địa phương sử dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp như bón phân cân đối, tưới nước với áp lực lớn để trừ nhện, tăng cường giám sát vườn cây, phát hiện xử lý bệnh sớm…
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh, bệnh chổi rồng đang bùng phát trở lại, nhất là tại các tỉnh- thành ĐBSCL tình hình tái dịch đang rất cao.
Bộ đã chính thức phát động chiến dịch phòng chống nhãn chổi rồng trên nhãn tại địa bàn các tỉnh có trồng nhãn bị nhiễm chổi rồng. Đây là hoạt động thiết thực góp phần ngăn chặn, khống chế bệnh chổi rồng trên nhãn.
Thứ trưởng đề nghị các địa phương cần phân loại, xác định diện tích nhãn cần chuyển sang cây trồng khác; sớm khẳng định tác nhân gây bệnh và thường xuyên bổ sung hoàn thiện quy trình phòng trị. UBND các tỉnh khẩn trương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan và nông dân trồng nhãn thực hiện quyết liệt và đồng loạt để chiến dịch đạt hiệu quả cao nhất, chủ động ngăn ngừa, giảm thiểu thiệt hại do bệnh chổi rồng gây ra, góp phần phát triển sản xuất nhãn bền vững.
Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu các địa phương cần thành lập BCĐ phòng chống dịch, chuyển đổi hoặc tái canh những diện tích nhãn già cỗi năng suất thấp. Hướng dẫn nông dân đồng bộ các giải pháp phòng trị, giảm việc phun xịt thuốc bảo vệ thực vật. |
Bài, ảnh: NGUYỄN HOÀNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin