Năm 2015, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thống nhất là Năm An toàn vệ sinh thực phẩm nông nghiệp, quyết tâm điều chỉnh cách làm, để tạo sự chuyển biến trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo sự yên tâm cho người dân.
Năm 2015, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thống nhất là Năm An toàn vệ sinh thực phẩm nông nghiệp, quyết tâm điều chỉnh cách làm, để tạo sự chuyển biến trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo sự yên tâm cho người dân.
Tại Vĩnh Long, trong năm 2014, nhờ tăng cường công tác thanh- kiểm tra nên tỷ lệ vi phạm các cơ sở sản xuất kinh doanh giảm 3,33% so năm 2013; tỷ lệ mẫu nông sản thực phẩm đạt chiếm tỷ lệ cao.
Công tác kiểm soát giết mổ được tăng cường thực hiện, góp phần ngăn chặn dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm trên sản phẩm động vật.
Ngành nông nghiệp đã đề ra giải pháp sẽ xây dựng và triển khai lại chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); đồng thời chỉ đạo hệ thống quản lý chất lượng tăng cường giám sát đối với việc sử dụng kháng sinh và chất cấm trong chăn nuôi.
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, hiện còn khoảng từ 5- 6% sản lượng rau, củ, quả tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chăn nuôi còn tồn dư chất cấm, kháng sinh trong thịt, thủy sản có vấn đề nhiễm vi sinh, nấm mốc; tình trạng người nuôi tự trộn kháng sinh vào thức ăn… ảnh hưởng đến chất lượng an toàn thực phẩm và uy tín sản phẩm Việt Nam.
N. HOÀNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin