Trong khi sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn thì có thể coi thành công của nhiều nông dân Tam Bình trong những năm gần đây là điểm sáng và cũng là bài học kinh nghiệm cần nhân rộng. Thành công này xuất phát từ phong trào nông dân thi đua “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi.
Máy tách hạt của Cơ sở giống Hòa Hiệp.
Trong khi sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn thì có thể coi thành công của nhiều nông dân Tam Bình trong những năm gần đây là điểm sáng và cũng là bài học kinh nghiệm cần nhân rộng. Thành công này xuất phát từ phong trào nông dân thi đua “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi.
Hết lòng vì mọi người
Khi bà con nông dân gắn kết với nhau qua tổ hợp tác sản xuất thì tính tư hữu dần cũng “mờ nhạt” đi. Từ đây giúp cho những vụ mùa trở nên thuận lợi hơn, tiết kiệm được chi phí sản xuất, nâng tính cạnh tranh của nông sản.
Phong trào “Nông dân sản xuất- kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm ăn và giảm nghèo bền vững” cũng là một trong 3 phong trào lớn của Hội Nông dân huyện Tam Bình. Phong trào này đã hình thành hàng loạt mô hình hợp tác sản xuất hiệu quả và những nhân tố tích cực hết lòng, hết sức vì mọi người.
Ông Lê Thanh Phong- Tổ trưởng Tổ Hợp tác sản xuất nông nghiệp số 4 (Ấp 6A, xã Mỹ Lộc) vui vẻ cho biết: Tổ hình thành trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện, ban điều hành thường trực gồm có 1 tổ trưởng, 1 tổ phó và 2 người canh nắp cống; tất cả đều vì lợi ích chung, không vụ lợi, không tính toán công cán.
Bởi vì khi mình lo chung cho mọi người thì trong đó cũng có phần ruộng của mình rồi. Tổ hiện nay có 63 người/ 30ha, canh tác tuân thủ theo lịch chung nên đồng loạt từ khâu làm đất, xuống giống, chăm sóc cho đến thu hoạch và cả đầu ra.
Tổ Dịch vụ sản xuất nông nghiệp trọn gói Ấp 9 có đủ cơ số máy phục vụ ruộng lúa.
Hình thức hợp tác này giúp cho ban điều hành chủ động ký hợp đồng với máy cơ giới khi cày xới hay thu hoạch làm theo kiểu cuốn chiếu, hoặc khi làm giá với thương lái cũng thuận lợi hơn cái thời mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy bán; vừa manh mún, vừa bất lợi đủ điều.
Thêm thuận lợi nữa là sau khi thu hoạch, tổ vận động bà con đồng loạt làm vệ sinh đồng ruộng, giúp rút ngắn thời gian tái vụ, chủ động né dịch bệnh. Do đó, từ khi thành lập tổ hợp tác năm 2010 đến nay, lợi nhuận trên một diện tích canh tác tăng lên thấy rõ.
Ông Nguyễn Văn Đượm- Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Lộc, đánh giá: Hình thức tổ hợp tác sản xuất thế này, giúp cho tình đoàn kết cộng đồng ngày càng thắt chặt; đồng thời đây là nền tảng tốt để chuyển nhanh qua cánh đồng mẫu lớn.
Trong giai đoạn 2011- 2013, toàn xã thực hiện được 600ha cánh đồng mẫu, giai đoạn 2014- 2015, tiếp tục xin chủ trương của Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện thêm khoảng 500ha nữa.
Nông dân “rặt” làm ăn lớn
Từ ý tưởng ban đầu là hợp tác lại để tạo công ăn việc làm thường xuyên cho bà con, dần tổ hợp tác “nở nồi” với những dự định làm ăn lớn, thực hiện những hợp đồng lớn. Đó là câu chuyện của những nông dân của Tổ Dịch vụ sản xuất nông nghiệp trọn gói ở Ấp 9 (xã Mỹ Lộc).
Ông Nguyễn Văn Trọng (Mười Trọng)- Chủ nhiệm Tổ dịch vụ cho biết: Qua 2 năm hoạt động, đến đầu năm 2014, tổ đã có ban điều hành với 4 đội trực thuộc, gồm: làm đất, sạ và chăm sóc lúa, thu hoạch, làm giống và đóng bao vận chuyển.
Hiện tổ có đủ cơ số các loại máy: cày, xới, sạ hàng, tách hạt giống; đảm bảo canh tác cho 110ha ruộng của Ấp 9 một cách đồng loạt và còn có thể làm thêm trên cánh đồng mẫu lớn của xã.
Vùng lúa Tam Bình đạt hiệu quả cao từ hình thức sản xuất tập thể.
Vào đầu vụ, ban điều hành xây dựng kế hoạch, ký kết hợp đồng; cũng như thời điểm thu hoạch để điều số máy tương ứng. Các chủ máy sẽ có sự cạnh tranh lành mạnh, không còn cảnh giành giật như trước đây, dễ phát sinh nhiều tiêu cực thiệt hại cho nông dân. Sau khi ký hợp đồng, ban điều hành sẽ thu đầu công của các máy với giá rẻ, làm đất: 8.000 đ/công, thu hoạch: 10.000 đ/công.
Riêng đội giống của tổ dịch vụ đầu tư số tiền hàng tỷ đồng, xây dựng 2 lò sấy năng suất 15 tấn/ngày và máy tách hạt. Trong 3 vụ gần đây, thương hiệu giống Hòa Hiệp được tỉnh cấp giấy chứng nhận, đủ điều kiện xuất ra ngoài tỉnh.
Ông Mười Trọng ấp ủ dự định trong năm 2015, phối hợp với các ngành chức năng, nâng chất tổ dịch vụ nếu có đủ điều kiện sẽ xin phép thành lập hợp tác xã. Còn trong hiện tại, bước phát triển đáng mừng là Tổ Dịch vụ sản xuất nông nghiệp trọn gói của Ấp 9, đã nhận được hợp đồng xuất ngoại sang Lào trồng lúa sạch.
Với diện tích lên đến 700ha, nhưng chỉ mới vừa triển khai bước đầu được 100ha, thu nhập của tổ viên tăng lên gấp nhiều lần.
Những thành công này chỉ là một phần nhỏ trong thành công chung của huyện Tam Bình trong sản xuất theo hình thức tập thể, hợp tác, với hàng trăm mô hình đạt hiệu quả cao.
Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tam Bình- ông Nguyễn Văn Sơn, cho rằng: “Thông qua phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; thể hiện sự phấn đấu quyết tâm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chủ trương thi đua “Dân vận khéo” trong năm qua”.
- Toàn huyện Tam Bình có 546 tổ hợp tác; trong đó, có 469 tổ chuyên lúa và 77 tổ phi nông nghiệp. Tổng kết, có 469 tổ khá, giỏi, đạt 85,89%.
- Ngay từ đầu năm 2014, Hội Nông dân huyện kết hợp với các ban ngành, xây dựng 74 mô hình kinh tế điển hình như: trồng màu, thanh long ruột đỏ; nuôi và ương cá, nuôi rắn ri voi, lươn,... |
Bài, ảnh: NGỌC TRẢNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin