Thiếu tổ chức sản xuất, nông dân mạnh ai nấy chạy theo phong trào mà không biết rõ thị trường tiêu thụ, nhu cầu như thế nào, nên điệp khúc được mùa rớt giá cứ lặp đi lặp lại.
Theo các chuyên gia, trong tái cơ cấu NN phải xác định thị trường để định hướng chuyển đổi sản xuất hiệu quả.
Thiếu tổ chức sản xuất, nông dân mạnh ai nấy chạy theo phong trào mà không biết rõ thị trường tiêu thụ, nhu cầu như thế nào, nên điệp khúc được mùa rớt giá cứ lặp đi lặp lại.
Tái cơ cấu nông nghiệp (NN) để phát triển bền vững, theo các chuyên gia, ĐBSCL phải đổi mới phương thức phát triển NN, tái cơ cấu phải song song phát triển thị trường và cần đặt trong mối tương quan liên kết vùng.
Xác định thị trường
GS.TSKH. Nguyễn Ngọc Trân- chuyên gia cao cấp Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia, cho rằng những tồn tại lớn hiện nay của ngành NN, đó là: xuất khẩu gạo, cà phê và nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam đứng hàng đầu thế giới về sản lượng nhưng đứng hàng cuối về giá xuất.
Chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh và cạnh tranh của thịt, trứng, sữa nhập khẩu ngày càng cao vì mức thuế giảm theo lộ trình hội nhập. Ở ĐBSCL, tỷ trọng giá trị sản xuất NN, thủy sản có xu hướng giảm trong những năm gần đây, thu nhập bình quân đầu người so với bình quân đầu người cả nước liên tục giảm trong 10 năm qua.
Tình trạng thương lái người nước ngoài hoạt động thu mua nông- lâm- thủy sản tác động tiêu cực đến kinh tế, đa dạng sinh học và môi trường. Nguồn lực đã qua đào tạo ở nông thôn thấp nhất nước. “Phải giải quyết các tồn tại trên đây là điều kiện để đề án tái cơ cấu NN thành công”- GS.TSKH. Nguyễn Ngọc Trân nhận định.
Thực trạng chung của ngành NN hiện nay, theo GS.TS. Võ Tòng Xuân, NN vẫn còn sản xuất tự phát, nông dân mạnh ai nấy lo “trồng- chặt”, doanh nghiệp cũng không biết thị trường nằm ở đâu, nên điệp khúc được mùa rớt giá cứ lặp đi lặp lại. Những người nông dân làm ra hạt lúa cho Việt
Do đó, GS.TS. Võ Tòng Xuân cho rằng: “Điều kiện cần và đủ trong tái cơ cấu NN, tôi nghĩ đầu tiên phải coi thị trường nằm ở đâu, cần gì. Chẳng hạn, thị trường ở Hà Giang, Lào Cai cần gì ở ĐBSCL.
Tôi đi công tác Bắc thường đem khô lóc, sặt rằn miền Tây ra làm quà, họ rất thích, nhưng ít có doanh nghiệp chú ý thị trường này. Theo tôi, thị trường trong nước cũng rất béo bở, nhưng nhiều doanh nghiệp chưa coi nó quan trọng”.
Với việc xác định thị trường, theo GS.TS. Võ Tòng Xuân, phải tính tới điều kiện thâm canh của nông dân, chất lượng hàng hóa, giá thành phải hạ, dịch vụ cung cấp đúng hẹn và đúng khối lượng. Muốn vậy phải liên kết, hợp tác.
Trước xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, GS.TS. Võ Tòng Xuân đề xuất giải pháp công nghiệp hóa dịch vụ chuỗi giá trị sản xuất NN trong quá trình tái cơ cấu. Từ đó, chấm dứt tình trạng “mạnh ai nấy làm”, mỗi mặt hàng nông- thủy sản khi đã xác định thị trường nội địa, quốc tế phải được khoanh vùng quy hoạch theo tiêu chuẩn, kèm theo các điều kiện đánh giá khác.
Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, mỗi nông sản phải qua một quy trình chế biến chứa hàm lượng chất xám cao hơn, từ giống cây- con sản xuất theo tiêu chuẩn GAP để có nguyên liệu tốt nhất đưa vào nhà máy, chế biến thành những sản phẩm cung cấp cho thị trường.
“Trong thời kỳ tái cơ cấu, NN phải sản xuất theo hướng thị trường. Sản xuất bao nhiêu lúa, trái cây, tôm… đáp ứng cho thị trường nào. Chứ không thể tái cơ cấu rồi mà vẫn ngồi đợi, thì NN không phát triển được”- GS.TS. Võ Tòng Xuân bảo vậy.
GS.TS. Võ Tòng Xuân
Hiện nay, người ta sử dụng phương pháp tiếp cận mới quản lý tài nguyên thiên nhiên, quản lý tổng hợp để phát triển NN bền vững. Trong đó, giúp nông dân nâng cao trình độ, biết xử lý tài nguyên môi trường hợp lý đáp ứng nhu cầu thị trường, chứ không phải đáp ứng mong muốn của mình.
Muốn làm như thế phải hình thành nhóm đa ngành, nhiều ngành chuyên môn cùng hướng tới vùng sinh thái phát triển, từ đó những nhóm đó liên quan nhau mới giúp nông dân phát triển bền vững hơn.
|
Liên kết sản xuất hàng hóa lớn
Ông Nguyễn Thiện Nhân- Chủ tịch Trung ương UBMTTQ Việt Nam đề nghị, cần phải “mổ xẻ”, phân tích khâu “trước và sau nông dân” trong sản xuất NN. Nền NN tự hào có 12 loại cây trồng, vật nuôi có năng suất thuộc vào loại “có năng suất sinh học cao nhất thế giới” là tiêu, điều, cà phê, nho, dừa, cao su, gạo, chè, đay, thuốc lá, cá tra và bò sữa. Song khâu trước nông dân là việc cung ứng vốn, vật tư, giống, thiết bị máy móc và sau nông dân là tiêu thụ nông sản không có thay đổi nào có tính cách mạng.
Tình trạng phân bón, thức ăn chăn nuôi, giống cây, con không đạt chất lượng, bị làm giả, giá tăng cao. Người nông dân không có khả năng dự báo giá cả và nhu cầu thị trường.
Để chấm dứt nghịch lý: năng suất cao- thu nhập thấp, tăng trưởng thấp, ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh việc thực hiện đề án tái cơ cấu NN phải trả lời cho được vấn đề “trồng cây gì, nuôi con gì”, bằng cách đi sâu phân tích, xác định các cây trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh kép về năng suất và thu nhập cao cho người dân. Đẩy nhanh quá trình nội địa hóa các yếu tố đầu vào cho NN.
Quan tâm các khâu sau nông dân (đầu ra), vì quá trình thu hoạch, lưu trữ, chế biến, tiêu thụ là các khâu trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng và mang lại cơ hội cải thiện thu nhập cho người nông dân nhưng lâu nay chưa được đầu tư đúng mức.
Trước những khó khăn và thách thức đang đặt ra cho ngành NN vùng ĐBSCL, yêu cầu cấp thiết là phải tăng cường liên kết. Trong đó, liên kết vùng là một trong những cơ sở quan trọng để tiến hành quá trình tái cơ cấu nền kinh tế nói chung và tái cơ cấu NN vùng ĐBSCL nói riêng.
Ở góc nhìn từ “vựa lúa quốc gia”, ông Trần Hữu Hiệp- Vụ trưởng Vụ Kinh tế BCĐ Tây Nam Bộ cho rằng: “Tạo được sự liên kết vùng vững chắc sẽ nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí và sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương.
Hướng đến mục tiêu hiện đại hóa sản xuất lúa gạo, thủy sản, cây ăn trái và xây dựng nông thôn mới, giúp người nông dân ĐBSCL trở thành “doanh nhân nông nghiệp”, vươn lên khá giàu bằng chính nghề nông”.
Để thực hiện thành công tái cơ cấu NN, theo ông Trần Hữu Hiệp, yêu cầu đặt ra là các địa phương ĐBSCL phải nhận thấy lợi ích của việc liên kết để xác định mục tiêu liên kết, thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản theo hướng tiếp cận vùng, tiếp cận đa ngành. Trên cơ sở đó, hướng tới xây dựng một nền NN sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững.
TS. Võ Hùng Dũng- Giám đốc VCCI Cần Thơ
Thị trường cho sản phẩm NN là công việc lớn không chỉ là công việc của nhà kinh doanh, mà phải từ người sản xuất, bất kể đó là nhà máy chế biến, doanh nghiệp hay nông hộ. Tất cả phải tham gia vào thị trường, tìm mọi cách mở rộng thị trường, làm tăng sức cầu.
Nhà nước tạo ra thể chế chính sách phát triển thị trường chứ không phải là người tiêu thụ hàng hóa, cũng không phải là nhà cứu trợ thường xuyên khi có trục trặc giữa cung và cầu. Nhà nước phải làm tốt công việc của mình đảm bảo vận hành của cơ chế thị trường, cung cấp thông tin, dự báo và công tác quy hoạch. |
Bài, ảnh: LÝ AN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin