Bài viết này nêu thực trạng của ngành NN hiện nay, tìm kiếm các giải pháp tái cơ cấu phát triển NN bền vững khả thi qua góc nhìn của các chuyên gia, lãnh đạo ngành NN.
Ngành hàng cá tra có lợi thế nhất định vì có sẵn thị trường và khả năng cạnh tranh.
Bộ trưởng Nông nghiệp (NN) và PTNT Cao Đức Phát, nhận định: “Chất lượng và sự bền vững của tăng trưởng NN Việt
Hiện các địa phương ĐBSCL đang đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành NN, nhưng thực tế cho thấy các địa phương và ngành NN còn lúng túng trong định hướng phát triển và thiếu các biện pháp mang tính đột phá.
Bài viết này nêu thực trạng của ngành NN hiện nay, tìm kiếm các giải pháp tái cơ cấu phát triển NN bền vững khả thi qua góc nhìn của các chuyên gia, lãnh đạo ngành NN.
Kỳ 1: Cánh đồng lớn trong tái cơ cấu nông nghiệp
Tốc độ tăng trưởng của ngành NN giảm mạnh và gây lo ngại khi ngành NN đối mặt nguy cơ không trở lại được mức tăng trưởng trên 3% trong nhiều năm tới, nếu không có những biện pháp đột phá.
Tăng trưởng giảm dần
Phân tích tình hình phát triển NN của TS. Võ Hùng Dũng- Giám đốc VCCI Cần Thơ, cho thấy tăng trưởng của khu vực I (trồng trọt, chăn nuôi của NN, lâm nghiệp và thủy sản) đạt mức cao nhất trong các năm 1996- 2000 với tỷ lệ tăng trung bình hàng năm 4,42%, sau đó cứ giảm dần mỗi 5 năm. “Đầu tư suy giảm là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng trưởng chậm dần của NN”- TS. Võ Hùng Dũng nhận định.
Điều này thể hiện trong tổng vốn đầu tư vào NN chỉ chiếm khoảng 14% các năm 1995- 2000, giảm xuống còn 7,5% năm 2005 và chỉ còn 6% năm 2010 và 5% năm 2012. Vốn đầu tư nhà nước vào NN cũng giảm từ 12% giai đoạn 1995- 2000 giảm xuống chỉ còn 6% năm 2010 và 5% năm 2012.
Trong khi đó, dư nợ tín dụng vùng ĐBSCL năm 2012 tăng gấp 12 lần so năm 2001, nhưng chỉ chiếm 9% tổng dư nợ cả nước.
Tốc độ tăng trưởng của NN có xu hướng giảm dần: tăng trưởng bình quân 1996-2000 là 4,01%/năm; 2001- 2005 là 3,83%/năm; 2006- 2010 là 3,03%/năm và trong giai đoạn 2011- 2013 chỉ tăng 2,7%/năm. 2 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của ngành NN giảm mạnh và chỉ bằng 2,6%/năm.
|
Đầu tư vào NN thấp và tỷ lệ suy giảm trong nhiều năm thật sự đã không giúp được NN phát triển đi vào chiều sâu, cũng không thể đưa công nghệ mới vào NN. Theo TS. Võ Hùng Dũng, với mức đầu tư như hiện tại thì Việt
Lấy con cá tra làm ví dụ. Nhờ mức đầu tư cao, sản xuất tập trung chỉ trong 10 năm, cá tra từ sản xuất tiêu dùng trong nước với số lượng rất ít đã trở thành ngành công nghiệp và trở thành chuỗi ngành mang tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Điều này mang lại hiệu quả cao hơn so với sự phân tán ở ngành sản xuất lúa gạo. Cả 2 ngành lúa gạo và thủy sản hiện đối mặt với những khó khăn mới, nhưng tiềm năng ngành cá vẫn lớn. Các nhà đầu tư vẫn thích lựa chọn tìm kiếm cơ hội ở các nhà máy chế biến xuất khẩu thủy sản vì có sẵn thị trường và khả năng cạnh tranh.
Do vậy, vấn đề tập trung đầu tư là điều nên nghiên cứu áp dụng ở ngành lúa gạo.
Giải pháp cánh đồng lớn
Ngành sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là vấn đề thu nhập thấp và bấp bênh của người trồng lúa. Bên cạnh, hạ tầng sản xuất NN lạc hậu, lao động khan hiếm và đắt đỏ, quá trình cơ giới hóa sản xuất NN diễn ra chậm so với yêu cầu. Vì thế, xây dựng cánh đồng lớn (CĐL) là giải pháp hữu hiệu và được xem là tương lai phát triển của ngành hàng lúa gạo.
Theo Cục Kinh tế hợp tác và PTNT, trong tái cơ cấu NN, CĐL là cơ hội để tổ chức lại nông dân hợp tác sản xuất. CĐL là sáng kiến của doanh nghiệp và nông dân, đến nay đã nhân rộng khắp ĐBSCL.
Từ vụ Đông Xuân 2010 chỉ khoảng 7.200ha, đã tăng lên 134.000ha vụ Đông Xuân 2013- 2014. Dự kiến vụ Đông Xuân 2014- 2015 có thể đạt 200.000ha, thu hút trên 100 doanh nghiệp xuất khẩu và hàng chục doanh nghiệp phân phối nội địa, với gần 100.000 nông dân tham gia liên kết trong các hợp tác xã.
Theo tính toán của Cục Kinh tế hợp tác và PTNT, mỗi héc ta lúa trong CĐL có thể thu lời thêm 2,2- 7,5 triệu đồng, chi phí sản xuất giảm 10- 15%, trong khi giá trị sản lượng tăng 20- 25%, còn doanh nghiệp có vùng nguyên liệu ổn định và giảm được chi phí giao dịch. Từ CĐL, các địa phương dễ dàng triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển NN hiệu quả.
Cánh đồng mẫu lớn được xem là giải pháp hữu hiệu giải quyết những hạn chế trong sản xuất NN còn nhỏ lẻ, manh mún hiện nay.
Thực tế tại Vĩnh Long, vụ Đông Xuân 2013- 2014, đã mở rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn lên trên 2.350ha (từ 700ha năm 2011) và phấn đấu đến năm 2015 đạt 2.500- 3.000ha. Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, ở các cánh đồng mẫu lớn, tỉnh hướng dẫn nông dân chỉ xuống từ 1- 2 giống lúa.
Tham gia cánh đồng mẫu lớn, nông dân được tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác lúa, sạ hàng, hỗ trợ giống tốt, mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo nên chi phí sản xuất giảm hơn 3,8 triệu đồng/ha so với sản xuất lúa ngoài cánh đồng mẫu lớn.
Lợi nhuận bình quân ở mức gần 7 triệu đồng/ha. Từ đó góp phần tích cực đưa nền sản NN chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, nâng cao thu nhập.
Phát triển sản xuất NN theo hướng sản xuất hàng hóa lớn đang diễn ra trong thực tế với các mô hình liên kết sản xuất. Đó là “cánh đồng liên kết” thực hiện bởi Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang, Công ty Võ Thị Thu Hà (Đồng Tháp)…
Mô hình chuỗi sản xuất, thương mại, chế biến và phân phối sản phẩm khép kín của Công ty CP Thủy sản Hùng Vương, Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang thực hiện. Mô hình CĐL không chỉ giới hạn ở sản xuất lúa, mà còn áp dụng với nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản, rau quả an toàn.
Dù vậy, các mô hình sản xuất liên kết ở ĐBSCL đến nay còn mang tính tiên phong, đơn lẻ, chưa có sự định hướng, quản lý và tạo điều kiện cơ sở hạ tầng cho các mô hình này phát triển tốt hơn, đúng hướng trong phát triển không gian chung của vùng.
Nhằm tháo gỡ nút thắt của ngành NN, ngày 10/6/2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành NN theo Quyết định 899, trong đó nêu rõ định hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững với mục tiêu phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành bình quân từ 2,6- 3%/năm giai đoạn 2011- 2015, từ 3,5- 4%/năm giai đoạn 2016- 2020; tăng thu nhập cho người sản xuất NN. Đến năm 2020, thu nhập hộ gia đình nông thôn tăng lên 2,5 lần so năm 2008, số xã đạt tiêu chí nông thôn mới là 20% năm 2015 và 50% vào năm 2020. |
Kỳ sau: Tái cơ cấu song song phát triển thị trường
Bài, ảnh: LÝ AN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin