Cái Bè là huyện đứng đầu về kinh tế vườn của tỉnh Tiền Giang, nơi nổi tiếng với nhiều loại cây ăn trái đặc sản có giá trị kinh tế cao như xoài cát Hòa Lộc, quýt đường, cam sành, nhãn...
Cái Bè là huyện đứng đầu về kinh tế vườn của tỉnh Tiền Giang, nơi nổi tiếng với nhiều loại cây ăn trái đặc sản có giá trị kinh tế cao như xoài cát Hòa Lộc, quýt đường, cam sành, nhãn...
Trồng xoài rải vụ VietGAP, ông Sang lợi nhuận trên 250 triệu đ/năm
Với diện tích cây ăn trái ngày càng tăng nhanh cùng những nỗ lực nâng cao hiệu quả canh tác, nhiều nông dân ở Cái Bè đã thu được lợi nhuận cao, trong đó có ông Huỳnh Văn Sang ở ấp Ấp Hòa, xã Hòa Hưng, một nông dân nổi tiếng với việc trồng xoài tiên tiến bằng phương pháp xử lý cây ra hoa nghịch vụ.
Khởi nghiệp
Ông Sang kể, ngày trước kinh tế gia đình hết sức khó khăn, chỉ có vẻn vẹn 5,5 công đất trồng xoài và nhãn. Năm 1987, sau khi xuất ngũ về, ông quyết định mướn những vườn xoài lá rồi tiến hành chăm sóc, phun thuốc và chờ xoài lớn.
Vốn đam mê ruộng vườn lại tin rằng mình sẽ “mát tay” với cây trái nên ông Sang quyết định gom góp, vay mượn số tiền hơn 20 triệu đồng để mướn được vườn xoài rộng 13 công. Sau 7 tháng vất vả chăm sóc, vườn xoài đã cho quả ngọt, đem lại nguồn lợi nhuận vụ đầu tiên gần 30 triệu đồng.
Cũng chính từ đó, nhận thấy cây xoài, đặc biệt là loại đặc sản sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn các cây trồng khác nên ông Sang bắt tay vào quy hoạch lại vườn tược để phát triển SX. Ưu tiên đầu tiên là cải tạo khu vườn 5,5 công trồng xoài xen lẫn với nhãn sang trồng duy nhất loại xoài cát Hòa Lộc.
Thời gian đầu, do kinh nghiệm còn thiếu chưa biết dùng loại thuốc gì để phòng trừ sâu bệnh và kích thích cho cây ra hoa, kết trái nên việc canh tác cứ theo kiểu được đâu hay đó. Buổi gặp gỡ tình cờ với một kỹ sư nông nghiệp của Cty Syngenta Việt Nam cách đây hơn chục năm đã mang lại giải đáp cho những khó khăn mà ông Sang gặp phải.
Lần đầu tiên được tiếp cận với các sản phẩm “đặc hiệu” dành cho cây xoài, ông đã áp dụng tỉ mỉ theo đúng hướng dẫn kỹ thuật mà không bỏ sót bước nào. Tuy gặp phải một vài bỡ ngỡ nhưng kết quả là vườn xoài đã hạn chế được bệnh thán thư, phấn trắng nhờ những sản phẩm thuốc BVTV như Ridomil Gold 68WG, Anvil 5SC và Score 250EC.
Thời gian trước, ở Cái Bè xoài chủ yếu được thu hoạch theo mùa, ít có xoài nghịch vụ nên không tránh khỏi tình trạng được mùa, rớt giá. Giá bán xoài cát Hòa Lộc vào thời điểm nghịch vụ có thể cao hơn 10.000 - 15.000 đ/kg so với lúc đúng vụ lại không bị thương lái kén chọn nhiều về hình thức.
Nắm bắt được nhu cầu của thị trường và mong muốn nâng cao thu nhập, cộng thêm sự tự tin vào các sản phẩm thuốc BVTV ưng ý đã được trải nghiệm trước đó, ông Sang bắt tay ngay vào việc xử lý ra hoa cho xoài nghịch vụ.
Ông cho biết: “So với các vườn khác thì vườn xoài của gia đình tôi đạt hiệu quả hơn. Xoài bán được cả mùa thuận và nghịch. Số lượng trái nhiều, mẫu mã đẹp nên giá bán cao hơn mức trung bình vài ngàn đồng/kg”.
Làm giàu từ xoài
“Biết rằng, xử lý xoài ra hoa nghịch vụ có thể gặp nhiều rủi ro và khó khăn như thời tiết, dịch hại, gặp những loài như bọ trĩ, bệnh thán thư… tấn công là coi như trắng tay nhưng sử dụng Chess 50WG để phòng trị bọ trĩ thì rất yên tâm. Sử dụng các loại thuốc khác ngoài thị trường cứ cách 4 - 7 ngày là phải phun xịt 1 lần, còn thuốc của Syngenta thì mỗi lần phun cách nhau đến 14 ngày, vừa giảm được số lần phun lại có hiệu quả cao hơn.
Nắm được quy trình kỹ thuật, biết áp dụng đúng thuốc kết hợp với kinh nghiệm thì việc SX coi như ăn chắc. Đất ít nên phải canh tác rải vụ mới nâng cao được hiệu quả kinh tế”, ông Sang bộc bạch.
Không chỉ áp dụng bí quyết này cho vườn xoài của mình mà ông Sang còn chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật cho hơn 30% bà con trong ấp, đồng thời ông đã xây dựng quy trình kỹ thuật cho HTX Ấp Hòa, khuyến khích bà con áp dụng tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP nhằm mang lại chất lượng cao hơn cho trái cây Cái Bè. Từ việc trồng xoài, người nông dân điển hình này đã cất được một căn nhà khang trang, chăm lo cho con cái học hành và có số vốn kha khá gửi tiết kiệm. |
Chia sẻ về bí quyết xử lý cho xoài ra trái nghịch vụ, ông Sang nói thêm: “Sau khi thu hoạch cần tiến hành cắt cành, tạo tán, xới gốc, bón phân vô cơ hoặc phân chuồng.
Từ khi nhú cựa gà đến trước thu hoạch 15 ngày cần luân phiên sử dụng các sản phẩm như Score 250EC, Amistar 250SC, Revus Opti 440SC, Ridomil Gold 68WG để quản lý bệnh thán thư và giúp trái sạch bệnh. Khi trời mưa thì tiến hành rung cây để giúp hoa thụ phấn, đậu trái và không úng. Đến thời điểm 60 ngày sau khi đậu trái thì tiến hành bao trái bằng túi giấy”.
Với 106 gốc xoài, ông Sang chia ra làm hai để xử lý ra hoa, giúp vườn xoài ra trái đều cả thuận vụ và trái vụ. Mỗi năm, với vườn xoài 5,5 công ông thu hoạch từ 6 - 8 tấn, với mức giá dao động theo thời điểm từ 32.000 - 75.000 đ/kg, sau khi trừ chi phí ông thu được lợi nhuận trên 250 triệu đồng.
Hướng trái cây sạch
Ý thức được rằng SX theo hướng an toàn sẽ có đầu ra bền vững và thu nhập cao hơn nên ông Sang đã học hỏi mô hình trồng xoài theo tiêu chuẩn VietGAP với đầy đủ những quy trình thực hành tốt áp dụng trước và sau khi thu hoạch. Năm 2010 vườn xoài nhà ông đã được chứng nhận tiêu chuẩn này. Không dừng lại ở đó, năm 2013, ông mạnh dạn tiến thêm một bước xa hơn là SX theo tiêu chuẩn GlobalGAP (của quốc tế).
Ông tâm sự, canh tác theo đúng quy trình kỹ thuật bài bản được Syngenta khuyến cáo, sử dụng thuốc BVTV theo phương pháp "4 đúng", đảm bảo khoảng cách phun thuốc đúng theo thời gian… thì chắc chắn sẽ thành công khi xử lý cho xoài ra hoa, kết trái nghịch vụ, vừa tiết kiệm được chi phí lại vừa đảm bảo được chất lượng của trái, giúp cho bán được giá cao và tăng thu nhập cho nông hộ.
Theo NNVN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin