Tôi có ý định chuyển 2 công ruộng sang trồng đậu nành. Do lần đầu tiên trồng nên tôi hơi lo về kỹ thuật, đặc biệt khâu làm đất và chăm sóc. Vì vậy, nhờ Bạn Nhà Nông cung cấp những thông tin liên quan.
Tôi có ý định chuyển 2 công ruộng sang trồng đậu nành. Do lần đầu tiên trồng nên tôi hơi lo về kỹ thuật, đặc biệt khâu làm đất và chăm sóc. Vì vậy, nhờ Bạn Nhà Nông cung cấp những thông tin liên quan.
Anh Hai Hùng (xã Hòa Hiệp- Tam Bình)
Anh Hai Hùng thân mến, đậu nành không đòi hỏi nghiêm ngặt về đất đai, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau và thường trồng luân canh với cây lúa. Đất trồng đậu nành tốt nhất là đất thịt nhẹ, cơ cấu đất tơi xốp, giữ ẩm nhưng thoát nước tốt.
Đậu nành là cây trồng cạn nhưng cũng rất cần nước, thiếu nước làm cây kém phát triển, ảnh hưởng đến năng suất. 3 giai đoạn cây phải đủ nước: giai đoạn nảy mầm, giai đoạn ra hoa tạo trái và giai đoạn tạo hạt.
Điều kiện đất thiếu ẩm và bị úng đều làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây đậu nành, sự hình thành nốt sần và quá trình cố định đạm cũng bị kiềm hãm.
Vụ Đông Xuân gieo trồng tháng 11- 12 dương lịch, vụ Xuân Hè (vụ chính) gieo trồng tháng 2- 3 dương lịch.
Về quản lý cỏ dại có các loại thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm như: Dual 720ND, Ronstar 25EC,… phun trước hoặc sau khi gieo 1 ngày; thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm: Onecide 35EC, Targa Super 5EC,… phun sau khi gieo 10- 12 ngày, kết hợp làm cỏ bằng tay khi đậu chưa giáp tán.
Ngoài ra các loại sâu xám, sâu cuốn lá, dòi đục thân cũng gây hại cho ruộng đậu. Tuy nhiên, những loại sâu, bệnh này hoàn toàn có khả năng phòng trị nếu anh chịu khó quản lý ruộng đậu tốt và phòng trị kịp thời.
Chúc anh trồng đạt hiệu quả.
BẠN NHÀ NÔNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin