Trong những năm qua, ngành trồng trọt nước ta đã có bước phát triển vượt bậc, được ví như là một “kỳ tích”, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp. Mặc dù đang ở thời kỳ “đỉnh cao” nhưng ngành trồng trọt đã bộc lộ không ít hạn chế, bất cập khiến tốc độ tăng trưởng của ngành chậm lại, các sản phẩm của ngành trồng trọt ngày càng phải cạnh tranh gay gắt trên
Cây lúa vẫn là cây chủ lực của Việt Nam, song cần tập trung tái cơ cấu ngành trồng trọt để gia tăng giá trị.
Trong những năm qua, ngành trồng trọt nước ta đã có bước phát triển vượt bậc, được ví như là một “kỳ tích”, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp.
Mặc dù đang ở thời kỳ “đỉnh cao” nhưng ngành trồng trọt đã bộc lộ không ít hạn chế, bất cập khiến tốc độ tăng trưởng của ngành chậm lại, các sản phẩm của ngành trồng trọt ngày càng phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Vì thế để phát triển bền vững, ngành trồng trọt nước ta sẽ phải làm gì để lập lên một “kỳ tích” mới?
Trồng trọt “lượng” đã đạt ngưỡng
Theo số liệu Bộ Nông nghiệp- PTNT, ngành trồng trọt chiếm vị trí rất quan trọng trong nông nghiệp vì lĩnh vực này chiếm 52% tổng giá trị của ngành. Tuy nhiên, những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt có xu hướng chậm lại.
Nếu như năm 2011 tăng trưởng ngành trồng trọt đạt 4,2% thì năm 2013 chỉ còn tăng trưởng 2,3%. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp- PTNT Cao Đức Phát cho rằng, chỉ riêng với cây lúa- cây trồng chủ lực của nước ta- năng suất hiện đạt hơn 7 tấn/ha và đã đạt ngưỡng, vì khó có thể tăng năng suất lúa được thêm.
Do đó, để phát triển bền vững đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường ngành trồng trọt cần phải thực hiện tái cơ cấu.
Ngoài việc sản phẩm trồng trọt tăng nhanh về số lượng, trong khi chất lượng tăng chậm đã khiến sản phẩm khó tiêu thụ cạnh tranh trên thị trường. Tình trạng sử dụng lãng phí, không đúng quy trình các loại vật tư nông nghiệp: thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), phân bón, nước tưới là nguyên nhân khiến chi phí sản xuất từ ngành trồng trọt tăng, lợi nhuận sụt giảm.
Ông Nguyễn Xuân Hồng- Cục trưởng Cục BVTV cho biết, hiện nay, nông dân vẫn dựa vào thuốc BVTV là chính. Tình trạng lạm dụng thuốc BVTV đã làm tăng chi phí sản xuất rất nhiều. “Chúng ta có thể giảm 50% lượng thuốc BVTV hiện nay.
Nhiều chuyên gia đã đánh giá có đến 80% lượng thuốc BVTV hiện nay được phun không đúng, không cần thiết nên lãng phí rất nhiều”- ông khẳng định.
Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch đối với cây lúa hiện từ 10- 13%. Năm 2013, tổng sản lượng lúa của Việt
Tập trung tăng “chất” hơn tăng “lượng”
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp- PTNT Cao Đức Phát cho rằng, tái cơ cấu ngành trồng trọt là cần phải thay đổi tư duy cũ: sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu liên kết... sang sản xuất lớn, liên kết chặt chẽ các khâu, bền vững, nâng cao giá trị cho toàn thành phần trong chuỗi sản xuất nông sản. Tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt sẽ theo 2 hướng.
Thứ nhất là điều chỉnh cơ cấu cây trồng cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Thứ hai là lựa chọn những cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế ở mỗi địa phương. Ngành nông nghiệp sẽ ưu tiên tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất những cây trồng có lợi thế của Việt
Trong tái cơ cấu nông nghiệp, tái cơ cấu ngành trồng trọt rất quan trọng, vì trong ngành trồng trọt cây lúa vẫn giữ vị trí lớn, chiếm tới 50% giá trị sản xuất của ngành trồng trọt. Cho nên, trước hết ngành trồng trọt phải làm cho cây lúa đạt hiệu quả cao hơn.
Bộ Nông nghiệp- PTNT sẽ đưa ra đề án với những giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả cây lúa của Việt
Để đẩy mạnh tái cơ cấu sản phẩm lúa gạo, hiện Bộ Nông nghiệp- PTNT đã thành lập BCĐ tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo, BCĐ nghiên cứu lúa gạo và hiện đang xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam.
Ông Phạm Đồng Quảng- Phó cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng: Lúa gạo là ngành có lợi thế, chiến lược của Việt
Tuy nhiên, để tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo ngày càng đạt hiệu quả cao, đem lại giá trị kinh tế thiết thực cho nông dân thì ngành nông nghiệp cần định hướng vùng ĐBSCL tập trung hướng tới thị trường xuất khẩu, sử dụng giống lúa chất lượng gạo trắng, hạt dài, các giống lúa thơm có khả năng cạnh tranh với các giống cùng nhóm trên thị trường thế giới.
Vùng Đồng bằng sông Hồng và các vùng sản xuất lúa còn lại chủ yếu sử dụng các giống lúa có chất lượng gạo, cơm ngon phù hợp với người tiêu dùng trong nước. Cơ cấu giống lúa theo yêu cầu của thị trường, hợp đồng với các doanh nghiệp hướng tới cánh đồng chỉ sử dụng một loại giống- ông Phạm Đồng Quảng cho biết.
Theo Bộ Nông nghiệp- PTNT, năm 2013, có 13 tỉnh Nam Bộ xây dựng 369 mô hình cánh đồng mẫu lớn, tổng diện tích khoảng 120.500ha; các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng đã xây dựng được 1.265 mô hình với diện tích là 35.518ha... Từ đầu năm 2014 đến nay, xây dựng cánh đồng mẫu lớn tiếp tục được mở rộng trên cả nước, quy mô hàng trăm ngàn hecta. Vụ Hè Thu 2014, ở ĐBSCL có trên 100 ngàn hecta lúa được các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) liên kết với nông dân sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cánh đồng lớn.
Mục tiêu cụ thể đặt ra đối với cây lúa đến năm 2020, diện tích liên kết, sản xuất tiêu thụ, xây dựng cánh đồng mẫu lớn (cánh đồng lớn) chiếm 50% diện tích tại các vùng sản xuất hàng hóa.
Cùng với việc tập trung nâng cao chất lượng thay vì số lượng đối với các cây trồng chủ lực, có thế mạnh như: cây lúa, cà phê, điều, ngành nông nghiệp đã kịp thời điều chỉnh diện tích trồng lúa sang trồng những loại cây khác.
Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp- PTNT đã có đề án phát triển bền vững ngành cà phê, điều từ nay tới năm 2020. Trong đó, chú trọng tới việc tái canh cây cà phê.
Cụ thể mới đây, Bộ Nông nghiệp- PTNT đã phê duyệt Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa giai đoạn 2014- 2020. Theo đó, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa toàn quốc được chia theo 2 giai đoạn (2014- 2015 và 2016- 2020).
Theo quy hoạch, sẽ có 770.000ha diện tích đất lúa kém hiệu quả sang diện tích trồng các cây trồng khác: bắp, đậu nành, mè, rau, cây thức ăn chăn nuôi, các cây khác, kết hợp nuôi trồng thủy sản…
Với những biện pháp tái cơ cấu mạnh mẽ, hy vọng trong thời gian tới, ngành trồng trọt Việt Nam sẽ “chinh phục” đỉnh cao mới- nơi giá trị gia tăng lớn hơn và sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản trên thị trường được coi là “thước đo” phát triển của ngành trồng trọt.
Tái cơ cấu phải tạo ra bước đột phá mới từ ngành trồng trọt, mục tiêu nhằm tăng lợi nhuận cho người nông dân- Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định.
Mục tiêu cụ thể đặt ra đối với cây lúa đến năm 2020, diện tích liên kết, sản xuất tiêu thụ, xây dựng cánh đồng mẫu lớn (cánh đồng lớn) chiếm 50% diện tích tại các vùng sản xuất hàng hóa. |
Bài, ảnh: HÀ VĨNH THÁI
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin