Chuyển đổi mô hình sản xuất trên đất lúa hoặc áp dụng các phương pháp canh tác sản xuất mới sẽ giúp nông dân tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả kinh tế. Anh Dương Minh Quý (ấp Vĩnh Hội, xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình, Bâc Liêu) là một trong những nông dân chuyển đổi sản xuất trên đất lúa thành công bằng việc trồng lúa - bắp - dưa hấu.
Chuyển đổi mô hình sản xuất trên đất lúa hoặc áp dụng các phương pháp canh tác sản xuất mới sẽ giúp nông dân tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả kinh tế. Anh Dương Minh Quý (ấp Vĩnh Hội, xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình, Bâc Liêu) là một trong những nông dân chuyển đổi sản xuất trên đất lúa thành công bằng việc trồng lúa - bắp - dưa hấu.
Mặc dù có 30 công đất trồng lúa, song do đất nhiễm phèn mặn, nên mỗi năm gia đình anh Dương Minh Quý chỉ làm được 1 vụ lúa, năng suất đạt thấp. Do vậy, anh Quý chuyển sang trồng lúa - bắp - dưa hấu, và từ đó mang lại lợi nhuận khá cao.
Anh Quý cho biết: “Trồng dưa hấu và bắp phải tốn nhiều công chăm sóc, từ khâu chọn cành, tỉa nhánh, nhổ cỏ, tưới nước, bón phân… Những công việc đó đòi hỏi sự cần cù, chịu khó. Điều quan trọng nhất là phải tích trữ nguồn nước tưới cho bắp và dưa hấu (từ việc đào mương lên liếp), chứ không trông chờ vào thời tiết như trồng lúa”.
Sau khi trồng khoảng 70 ngày, anh Quý thu hoạch từ 4.500 - 5.000 trái bắp/công, lãi khoảng 6 triệu đồng/công. Đối với dưa hấu (trồng khoảng 65 ngày), anh Quý lãi trên 4 triệu đồng/công.
Có thể nói, việc chuyển đổi mô hình sản xuất trên đất lúa đã giúp anh Quý và nhiều nông dân đạt lợi nhuận cao. Bên cạnh đó, thời gian trồng cũng ngắn hơn vụ lúa, nên có thể rút ngắn thời gian sản xuất, tăng vụ, sử dụng vòng quay của đất hiệu quả hơn. Đồng thời trồng dưa hấu và bắp sử dụng lượng nước tưới thấp hơn so với cây lúa, phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay.
Theo Báo Bạc Liêu Online
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin